Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Indonesia hối thúc G20 nỗ lực giúp kết thúc xung đột ở Ukraine

(DS&PL) -

Tại hội nghị ngoại trưởng G20, Indonesia đã kêu gọi các nước thành viên nhóm hỗ trợ kết thúc cuộc xung đột hiện nay tại Ukraine.

Ngày 8/7 (giờ địa phương), hội nghị ngoại trưởng G20 đã diễn ra tại Bali (Indonesia). Với tư cách là nước chủ nhà, Indonesia đã kêu gọi các nước G20 nỗ lực hành động giúp kết thúc cuộc xung đột hiện nay tại Ukraine.

Được biết, hội nghi G20 năm nay đã bị chi phối bởi các vấn đề bao gồm chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine và tác động của cuộc xung đột đối với nền kinh tế toàn cầu. Trong đó, các quan chức phương Tây và Nhật Bản đã nhấn mạnh cuộc họp sẽ không chỉ bàn về các "công việc như thường lệ".

Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov bắt tay với người đồng cấp Indonesia Botne Marsudi trước cuộc họp G20. Ảnh: Reuters 

Đây là sẽ cuộc họp trực tiếp đầu tiên của Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov với những người đồng cấp phương Tây, những ngày đã gay gắt phản đối hoạt động quân sự của Moscow. Hãng tin Reuters cho biết, khi ông Lavrov xuất hiện tại hội nghị và bắt tay người đồng cấp Indonesia Retno Marsudi, đã có những tiếng hô vang rằng: "Khi nào các bạn kết thúc xung đột?" hoặc "Vì sao các bạn chưa kết thúc cuộc xung đột hiện tại?"

Phát biểu mở màn hội nghị, bà Retno Marsudi nói: "Trách nhiệm của chúng ta là phải kết thúc cuộc xung đột này sớm nhất có thể và giải quyết những khúc mắc, mâu thuẫn trên bàn đàm phán chứ không phải trên chiến trường".

Lấy ví dụ về sự đa dạng tôn giáo của Indonesia như một ví dụ về cách các niềm tin khác nhau có thể cùng tồn tại một cách hài hòa, bà Retno kêu gọi G20 "tìm ra một con đường phía trước" để giải quyết những thách thức đang diễn ra trên toàn cầu. Bà cho biết hậu quả của xung đột, bao gồm giá năng lượng và lương thực tăng, sẽ ảnh hưởng nặng nề nhất đến các nước thu nhập thấp.

Ngoại trưởng Indonesia kêu gọi các nước G20 hỗ trợ kết thúc xung đột tại Ukraine. Ảnh: Reuters 

Tuy nhiên, theo một quan chức ngoại giao Mỹ chia sẻ trước thềm cuộc họp: "Với sự hiện diện và tham gia của Nga, chắc chắn tôi nghi ngờ rằng sẽ có sự đồng thuận về Ukraine".

Chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga đã phủ bóng lên vị trí chủ trịch nhóm 20 nền kinh tế lớn nhất của Indonesia trong năm nay. Trong đó, một số nước thành viên đã kêu gọi loại Nga ra khỏi nhóm này. 

Bà Retno cho biết vào cuối ngày 7/7, điều quan trọng của nước chủ nhà là phải "tạo ra một bầu không khí thoải mái cho mọi người", lưu ý rằng đây là lần đầu tiên kể từ khi xung đột nổ ra ở ukraie vào cuối tháng 2 vừa qua mà tất cả các nước lớn đều ngồi trong cùng một phòng họp. 

Minh Hạnh (Theo Reuters)

Tin nổi bật