Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Nhiều Bộ trưởng Tài chính rời khỏi phòng họp G20 khi người đồng cấp Nga phát biểu

  • Mộc Miên
(DS&PL) -

Một số bộ trưởng Tài chính và lãnh đạo ngân hàng trung ương đã đột ngột rời khỏi cuộc họp G20, khi Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov bắt đầu phát biểu.

Ngày 20/, Bộ trưởng Tài chính nhiều nước đã rời khỏi cuộc họp G20 khi Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov bắt đầu phát biểu, nhằm phản đối chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine.

Trong số những người rời khỏi phòng họp có thể kể đến như: Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen, Bộ trưởng Tài chính Ukraine Serhiy Marchenko, Bộ trưởng Tài chính Anh Rishi Sunak, Bộ trưởng Tài chính kiêm Phó thủ tướng Canada Chrystia Freeland, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Anh Andrew Bailey.

Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov đến dự hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo G20 tại Rome, Ý năm 2021. Ảnh: Reuters

Bộ trưởng Tài chính Anh Rishi Sunak viết trên Twitter: "Trước đó, các đại diện của tôi, cùng với những người đồng cấp Mỹ và Canada đã rời cuộc họp G20 hôm 20/4 ở Washington khi các đại biểu Nga phát biểu. Chúng tôi thống nhất trong việc lên án cuộc chiến của Nga tại Ukraine và sẽ thúc đẩy sự phối hợp quốc tế mạnh mẽ hơn để trừng phạt Nga".

Bộ trưởng Tài chính Canada Chrystia Freeland cũng có chia sẻ tương tự trên Twitter và đăng ảnh các quan chức rời cuộc họp tại Indonesia.

Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov tham gia cuộc họp theo hình thức trực tuyến. Ông "kêu gọi các đối tác tránh chính trị hóa cuộc đối thoại".

Động thái trên diễn ra trong bối cảnh Mỹ và các đồng minh dành những ngày khai mạc cuộc họp mùa xuân - do Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tổ chức - để nỗ lực tìm cách kiểm soát tác động từ cuộc xung đột ở Ukraine.

Các quan chức kinh tế hàng đầu từ khắp nơi trên thế giới đã tập trung tại Washington và chủ yếu thảo luận về cách duy trì áp lực kinh tế đối với Nga mà không làm ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu.

Cuộc họp trong tuần này là cuộc họp đầu tiên của G20 kể từ khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra. Đây được xem là thước đo về cách thức các tổ chức quốc tế hàng đầu thế giới phản ứng trước cuộc tấn công của Nga vào Ukraine.

Nhiều quốc gia trong G20 đã lên án Nga, nhưng một số thành viên có ảnh hưởng nhất chẳng hạn như Ấn Độ và Trung Quốc vẫn giữ thái độ im lặng.

Trước đó vào cuối tháng 3, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev nhận định với Sputnik và RT rằng Nga không thể bị loại khỏi Nhóm 20 nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) vì tổ chức này được tạo nên bởi sự đồng thuận.

Trong khi đó, Trung Quốc khẳng định, Nga là thành viên quan trọng của Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) và không thành viên nào có quyền loại Nga ra khỏi tổ chức này.

Mộc Miên (T/h)

Tin nổi bật