Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Hướng dẫn cách xóa nợ xấu ngân hàng

  • Việt Hương (T/h)
(DS&PL) -

Cách nhanh nhất để có thể xóa nợ xấu thẻ tín dụng là khách hàng cần thanh toán toàn bộ nợ gốc và lãi suất vay thẻ tín dụng.

Nợ xấu ngân hàng

Theo Khoản 1 Điều 10 Thông tư 11/2021/TT-NHNN, phân loại nợ theo phương pháp định lượng thành 5 nhóm như sau:

Nợ xấu nhóm 1 hay còn gọi là nợ đủ tiêu chuẩn: Là khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và được đánh giá là có khả năng thu hồi nợ;

Nợ xấu nhóm 2 hay còn gọi là nợ đáng chú ý: Là khoản nợ quá hạn từ 10 đến 90 ngày được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ nợ và lãi bị quá hạn;

Nợ xấu nhóm 3 hay còn gọi là nợ dưới tiêu chuẩn: Là khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày;

Nợ xấu nhóm 4 hay còn gọi là nợ nghi ngờ: Là khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày;

Nợ xấu nhóm 5 hay còn gọi là nợ có khả năng mất vốn: Là khoản nợ quá hạn trên 360 ngày.

Nợ xấu là các khoản nợ khó đòi khi người vay không thể trả nợ khi đến hạn phải thanh toán như đã cam kết trong hợp đồng cho vay.

Theo Khoản 8 điều 3 Thông tư 11/2021/TT-NHNN, nợ xấu ngân hàng sẽ thuộc nhóm 3, 4 và 5. Lý do đơn giản khi người vay thuộc vào ba nhóm trên cho thấy khả năng trả nợ, thu hồi vốn rất khó. Thậm chí, khi người vay thuộc nhóm 5 thì chắc chắn khả năng mất vốn là cao nhất.

Nợ xấu ngân hàng không chỉ gây ảnh hưởng đến người vay mà còn tác động đến cả nền kinh tế. (Ảnh minh họa)

Hậu quả khi để xảy ra nợ xấu

Đối với cá nhân, nếu để xảy ra tình trạng nợ xấu sẽ dẫn đến hậu quả như:

Khó có thể vay vốn ngân hàng: Sau khi đã có lịch sử nợ xấu từ nhóm 3, 4, 5 thì khách hàng vay vốn sẽ gặp khó khăn khi vay thêm được bất cứ một khoản vay nào nữa tại các ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng.

Bị lưu danh trên trung tâm CIC (Trung tâm dữ liệu tín dụng quốc gia) từ 3-5 năm sau khi thanh toán hết cả vốn lẫn lãi: Những người nằm trong nhóm nợ xấu sẽ được lưu lại thông tin các khoản đã nợ trên trung tâm tín dụng là CIC trong thời hạn từ 3 - 5 năm sau khi người vay đã thanh toán đủ cả lãi lẫn gốc.

Bị thu hồi tài sản: Nếu không đủ khả năng trả nợ, ngân hàng có thể khởi kiện để tịch thu tài sản của người nợ, bao gồm cả nhà ở, ôtô, tài sản và tiền mặt.

Giảm mức độ tin cậy và uy tín: Bị nợ xấu cũng có thể làm giảm độ tin cậy và uy tín của cá nhân, doanh nghiệp hoặc tổ chức.

Cách để xóa nợ xấu

Theo CIC, không có cơ chế nào về việc xoá nợ tại CIC, cũng như không có bất kỳ tổ chức, cá nhân nào có thể thực hiện được việc xoá nợ.

Cách nhanh nhất để có thể xóa nợ xấu thẻ tín dụng là khách hàng cần thanh toán toàn bộ nợ gốc và lãi suất vay thẻ tín dụng.

Theo Khoản 1, Điều 11 Thông tư số 03/2013/TT-NHNN ngày 28/2/2013 của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, từ ngày 1/12/2014, Ngân hàng Nhà nước ngừng cung cấp lịch sử tín dụng các khoản vay có dư nợ quá hạn dưới 10 triệu đồng đã tất toán.

Đối với các khoản vay trên 10 triệu đồng, khách hàng cần phải thu xếp tài chính để thanh toán khoản vay bao gồm cả gốc lẫn lãi để tránh phát sinh lãi suất quá hạn. Sau khi đã thanh toán khoản vay hãy chủ động thông báo với cán bộ tín dụng để tất toán khoản vay, nếu cần bạn cũng có thể yêu cầu ngân hàng làm văn bản xác nhận về việc đã hoàn trả nợ quá hạn và lý do khách quan phát sinh khoản nợ xấu này.

Mỗi tháng định kỳ, CIC sẽ cập nhật tình hình tín dụng. Tuy nhiên, thời gian để xóa lịch sử nợ xấu nhóm 3, 4, 5 là sau 5 năm kể từ ngày khách hàng hoàn tất trả nợ khoản vay cho ngân hàng. Tức là sau khi trả nợ cả lãi và gốc, bạn phải đợi đến 5 năm bạn mới được xóa lịch sử nợ xấu và được xét duyệt vay vốn.

Tin nổi bật