Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Hơn 210.000 tỷ đồng đổi mới chương trình, sách giáo khoa: Còn nhiều bất cập

  • Vân Anh
(DS&PL) -

Từ năm 2015 – 2022, Nhà nước đã ưu tiên bố trí hơn 210.000 tỷ đồng để thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Tuy nhiên, quá trình thực hiện đổi mới còn nhiều bất cập.

Hơn 210.000 tỷ đồng đổi mới SGK

Tin tức thời sự mới nhất trên báo Dân trí, theo Nghị quyết 686/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, giai đoạn 2015 - 2022, Nhà nước đã cân đối ngân sách, ưu tiên bố trí kinh phí thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa (SGK) giáo dục phổ thông (GDPT).

 Trong 8 năm qua, tổng kinh phí thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông đã bố trí là hơn 210 nghìn tỷ đồng. Ảnh: Thanh niên

Theo đó, giai đoạn 2015 - 2022, tổng kinh phí đã bố trí là 213.449 tỷ đồng, chiếm 1,46% tổng chi ngân sách nhà nước. Trong đó, chi thường xuyên là 81.770 tỷ đồng, chiếm 38,3%, chi đầu tư là 131.679 tỷ đồng, chiếm 61,7%.

Về cơ cấu, nguồn vốn ngân sách địa phương, nguồn vốn vay nước ngoài, vốn viện trợ không hoàn lại và nguồn ngân sách Trung ương chiếm tỷ lệ lần lượt là 71,6%, 19,2% và 6,2% tổng kinh phí.

Chính sách xã hội hóa giáo dục tiếp tục được thực hiện, huy động được nhiều tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng cơ sở giáo dục tư thục, hỗ trợ kinh phí đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm thiết bị dạy học, biên soạn sách giáo khoa.

Trong 8 năm qua, đã thu hút được 6.420 tỷ đồng (chiếm 3% tổng kinh phí cho việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông); 9 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực GDPT với tổng số vốn đăng ký là 33,71 triệu USD.

Bên cạnh những kết quả đạt được, nghị quyết của Thường vụ Quốc hội chỉ ra nhiều bất cập trong đổi mới chương trình GDPT.

Theo đó, chương trình GDPT mới ban hành chậm 30 tháng so với yêu cầu của Quyết định số 404 của Thủ tướng Chính phủ. Bộ máy chỉ đạo, tổ chức triển khai xây dựng, thẩm định chương trình, SGK giáo dục phổ thông mới chưa hợp lý về cơ cấu, thành phần, số lượng, phải thay đổi nhiều lần.

Nghị quyết nêu vấn đề, ngân sách nhà nước chưa bảo đảm được đầy đủ nhu cầu đầu tư để thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa GDPT. Hầu hết các địa phương, nhất là những nơi chưa cân đối được ngân sách, gặp khó khăn về kinh phí đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học.

Ngoài ra, việc bố trí ngân sách của các địa phương để thực hiện đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo còn khó khăn, chủ yếu lồng ghép trong ngân sách chi thường xuyên. Tỷ lệ chi thường xuyên cho giáo dục chủ yếu là chi lương; chi dành cho các hoạt động giáo dục nhìn chung thấp, không đáp ứng được yêu cầu của chương trình.

Lợi ích nhóm trong xuất bản, phát hành SGK

Thường vụ Quốc hội khẳng định việc thực nghiệm SGK chưa được coi trọng đúng mức, thời gian ngắn, chưa bảo đảm yêu cầu về quy mô và chất lượng. Việc thẩm định, tiếp thu, chỉnh sửa SGK chưa chặt chẽ, dẫn tới còn sai sót về nội dung ở 18 cuốn SGK, nhất là SGK Tiếng Việt lớp 1, Khoa học tự nhiên lớp 6, Lịch sử lớp 11.

Cung ứng, phát hành SGK còn nhiều bất cập, qua nhiều khâu trung gian. Có tình trạng khan hiếm, thiếu sách cục bộ đối với một số đầu sách trước thềm năm học mới; việc mua SGK ngoài thị trường gặp khó khăn. SGK mới phát hành chậm, giáo viên có ít thời gian nghiên cứu, chuẩn bị bài giảng, ảnh hưởng tới chất lượng dạy học.

Còn bất cập trong phát hành SGK. 

Thông tư quy định về biên soạn SGK, Bộ GD&ĐT đã không quy định rõ về đối tượng không được tham gia Hội đồng thẩm định SGK, do đó đã không loại trừ khả năng những người có quan hệ gia đình, người có quyền, nghĩa vụ liên quan với tác giả SGK cũng được tham gia Hội đồng, không bảo đảm tính khách quan khi thẩm định.

Thường vụ Quốc hội cũng nhìn nhận giá bộ SGK theo Chương trình GDPT mới tăng gấp 2 - 4 lần giá bộ SGK theo Chương trình giáo dục phổ thông 2006. Số đầu SGK tăng, tình trạng bán SGK kèm sách bài tập, sách tham khảo dẫn đến tăng chi phí mua sách. Giá SGK môn Tiếng Anh cao hơn nhiều so với các môn học còn lại nhưng không sử dụng được nhiều lần.

Chi phí phát hành sách cao, chưa hợp lý đối với loại hình sách phát hành số lượng lớn, người học bắt buộc phải mua. Mức chi phí phát hành tối đa đối với SGK phục vụ năm học 2020 - 2021, 2021 - 2022 của NXB Giáo dục Việt Nam là 29% giá bìa, sách bài tập là 33%, sách giáo viên là 15%; năm học 2022 - 2023, đối với SGK là 28,5% giá bìa, sách bài tập là 35%, sách giáo viên là 15%.

Ngoài ra, môn tích hợp đang gây rất nhiều khó khăn cho các trường khi triển khai. Không giống với mục tiêu đề ra, môn tích hợp ở THCS chỉ là tập hợp kiến thức các môn học, sử dụng nhiều giáo viên để cùng giảng dạy. Không những thế, cơ sở vật chất cũng như đội ngũ giáo viên thực hiện chương trình tại các địa phương hiện được thực hiện theo kiểu vừa chạy vừa xếp hàng, báo Tiền Phong thông tin.

Vân Anh (T/h)

Tin nổi bật