Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Hơn 20 năm săn con của cặp vợ chồng hiếm muộn

(DS&PL) -

(ĐS&PL) Ở tuổi 44, anh Nguyễn Đình Đức lần đầu được làm cha trong niềm vui khôn xiết của cả gia đình. Vợ anh, chị Phạm Quỳnh Hà cũng đã 43 tuổi

(ĐS&PL) Ở tuổi 44, anh Nguyễn Đình Đức lần đầu được làm cha trong niềm vui khôn xiết của cả gia đình. Vợ anh, chị Phạm Quỳnh Hà cũng đã 43 tuổi, kể hơn 20 năm qua, hai anh chị đã trải qua rất nhiều biến cố để có được thành quả như ngày hôm nay.

“Cũng là phụ nữ, tại sao mình lại không thể làm mẹ?”

Quen nhau từ thuở cấp 3, hai anh chị có với nhau mối tình gắn bó qua từng lá thư tay khi anh là bộ đội còn chị học rồi xin làm công tác phụ nữ tại địa phương. Chuyện tình từ năm 17 tuổi kết thúc bằng đám cưới nhỏ ấm áp. Anh chị bàn nhau sẽ kế hoạch 3 năm để chị theo học lớp trung cấp chính trị, về làm cán bộ Văn thư lưu trữ. Công việc ổn định, anh chị tính chuyện sinh con nhưng mãi chẳng thấy tin vui đâu.

Quá sốt ruột, năm 2000, vợ chồng lần đầu tìm đến bệnh viện khám. Bác sĩ xác định nguyên nhân do anh Đức tinh trùng yếu, chị đa nang buồng trứng, vòi trứng tắc một bên, niêm mạc hơi mỏng nên khó đậu thai. Kết luận của bác sĩ như tiếng sét giữa cuộc hôn nhân êm đẹp của anh chị. Một năm trôi qua, khao khát làm cha mẹ càng âm ỉ mãnh liệt hơn. Nhìn thấy bạn bè đều đã con bế con bồng, chị Hà tủi thân và trống trải vô cùng. Sâu thẳm trong lòng, chị luôn đau đáu câu hỏi: “Cũng là phụ nữ, người ta có thể tại sao mình lại không thể làm mẹ?”.

Có bệnh thì vái tứ phương

Sau thời gian dài không thấy có hi vọng, anh chị chạy chữa khắp nơi. Có bệnh thì vái tứ phương, chị nghe ở đâu có thầy lang giỏi, cắt thuốc Bắc, thuốc Nam mát tay đều tìm đến. Thậm chí vì sốt ruột, gia đình bên nội đã chi hàng chục triệu đồng làm lễ cúng bái, mong sớm có cháu bế bồng. “Mất nhiều năm ròng rã không thấy có tín hiệu gì, chúng tôi cũng đâm nản, bỏ liều, không chạy chữa ở đâu nữa.”

Đến năm 2010, anh chị quyết tâm một lần nữa để xem số phận có may mắn mỉm cười với mình không. Một phần do niềm khao khát có tiếng cười trẻ thơ trong căn nhà thêm nữa kinh tế đã ổn định có một phần dư để ra…

Bán đất bán nhà cho 6 lần IVF, 2 Lần IUI

Sốc lại tinh thần tìm con, gia đình chị không nơi đâu là không thử. Hồi đó, cái bệnh vô sinh này còn ít phổ biến. Lần đầu tiên làm thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) tại Bệnh viện chuyên khoa Nam học và Hiếm muộn Hà Nội không thành công. Bác sĩ khuyên về 1-2 tháng hãy làm tiếp nhưng vợ chồng quá sốt ruột, nôn nóng thấy có người bảo vào Sài Gòn làm tốt hơn, vợ chồng lại hối nhau Nam tiến xin chuyển phôi sớm. Lần 2 làm IVF chỉ sau hai tuần khi lần đầu thất bại cho kết quả được sáu phôi. Anh chị quyết định đặt ba phôi, còn ba phôi trữ lại.

Nhưng rồi thất bại nối tiếp thất bại. Hết bệnh viện nọ đến phòng khám kia, anh chị vẫn nhận về số 0 tròn trĩnh. Nói về IVF, chị Hà Tâm sự: “Chúng tôi như bị u mê với phương pháp này. Thì nó lấy ra cho mình thấy cái phôi, nuôi cho mình hi vọng lắm. Rồi khi thất bại họ nói chúng tôi nằm trong phần lớn phần trăm thất bại, họ không chịu trách nhiệm…”

Suýt mất mạng bên đất Thái… vì con

20 năm kiên trì, anh Đức, chị Hà nếm trải đủ cung bậc cảm xúc, hy vọng, thất vọng rồi lại hy vọng. Những chuyến đi Thái cầu con là chuyến đi khó quên nhất cuộc đời anh chị. IVF lần này, mọi chuyện suôn sẻ đến lạ. Bác sĩ khen nhiều phôi tốt, chỉ chờ ngày cấy thai. Khi thai ổn định hơn 2 tháng trong bụng mẹ, kỳ vọng cả nhà đổ dồn về.

Nhưng rồi…

“Ngày vui ngắn chẳng tày gang”, anh chị nhận tin sét đánh - thai nhi nguy kịch, buộc phải lấy thai ra. Hai vợ chồng bàng hoàng không tin vào sự thật, bấu víu vào bác sỹ, cầu xin “bằng mọi giá phải giữ lấy con”. Chị Hà kiên cường trải qua đủ loại đau đớn từ máy móc, thuốc thang, treo chân cố định thai hơn tuần trời. Nhưng rồi bé con cũng không ở lại với gia đình chị, kết luận của bác sỹ chẳng khác nào vết dao cứa vào lòng anh chị - thai chết. “Cảm giác có bao nhiêu nước mắt, tôi đã khóc hết vào ngày hôm ấy. Tôi suy sụp, tưởng chừng không thể gắng gượng để tiếp tục”, chị chia sẻ.

Bong bóng hy vọng vừa mới nhen nhóm bỗng chốc vỡ tan, đưa cả gia đình về với sự thật: Tiền mất tật mang…

“Lúc ấy là nhà đã bán hết những gì có được, gồm cả hai mảnh đất ông bà để lại để có tiền chữa trị. Để có được đứa con đầu lòng, hai vợ chồng mang theo mình số nợ trả hết đời chắc chưa hết”, chị Hà cho hay.

Nỗi đau của người đàn bà “tịt đẻ”

Chị kể, giữa hai vợ chồng không ít lần nảy sinh mâu thuẫn vì vấn đề con cái, thậm chí nói tới chuyện chia tay. Bạn bè anh thi thoảng vẫn kích bác là lấy vợ là có con ngay, việc gì phải chạy chữa cho tốn kém. Cũng có lúc tâm lý không vững vàng, cảm giác như muốn giải thoát, chị nghĩ kiếp này sao số phận cay nghiệt quá.

Và đâu đó ngoài dòng đời kia có những câu nói tưởng vô thưởng nhưng ghim mãi trong lòng người phụ nữ hiếm muộn. Day dứt cả một đời: Đi lấy chồng có mỗi chuyện sinh con cũng không xong”, “Mẹ cô không dạy cô đẻ à?” , “Bố mẹ nó ở ác, nên đời chúng nó chịu đấy…”

Bữa cỗ quê gieo niềm tin cho người đàn bà muộn con tuổi 44

Có lần, chị gợi ý chồng nhận hai bé trai sơ sinh làm con nuôi, nhưng anh gạt đi. Phận làm vợ ý anh thế nào thì chị theo thế. Thực ra kêu là buông bỏ nhưng có ai chỉ cách nào “vừa tầm” chị Hà lại thử, lại hi vọng. Tình cờ, lần đi ăn cưới bên đằng nội, bà chị biết chuyện mới kể có cô em bị hiếm muộn vấn đề tựa như chị nhưng dùng loại gì đó đã có con, nếp tẻ đủ cả. Chị hỏi xin số của cô em đó ngay và gọi điện lân la hỏi. Xin được tên nhãn OvaQ1 cho vợ, SpermQ cho chồng. Chị ra hiệu thuốc, hỏi mua lại biết thành phần của OvaQ1 – SpermQ rất hiệu quả, lại được nhập khẩu 100%, sản xuất trên dây chuyền công nghệ của Mediplantex, hiện lại được nhiều bác sĩ cũng như bệnh viện uy tín kê đơn, đã thành công trên 30.000 cặp vợ chồng.

Lúc đó tôi đã quyết định mua OvaQ1 cho bản thân, mua cả SpermQ cho chồng. Ông xã gạt đi bảo tiền trăm còn chả thành chứ nói gì. Nói vậy nhưng được cái anh ấy hết lòng hỗ trợ vợ và vô cùng hợp tác uống cùng mình. Uống thế chứ thực lòng như chồng nói, mình cũng chẳng hi vọng nhiều”, chị Hà kể lại.

Con về như một giấc mơ

Nhớ lại lúc thử que thấy hiện hai vạch mờ, chị không tin vào mắt mình nên đã im lặng, chưa dám nói với ai, kể cả chồng. Những ngày sau đó, chị thử lại rất nhiều lần, đi xét nghiệm máu để chắc chắn rồi mới thông báo tin vui cho mọi người. Nghĩ lại chị chỉ nghẹn nghẹn nói: “Ông trời không phụ lòng người có công”. Niềm vui của gia đình chị giờ đây trở lại rộn ràng tiếng nói cười ê a của thiên thần xinh xắn. Nét cười không bao giờ dứt lan ra đường chân chim trên khóe mắt đôi vợ chồng già.

Niềm vui của gia đình anh Đức, chị Hà là một trong rất nhiều trường hợp mà OvaQ1 – SpermQ Khỏe Тrứng – Mạnh Тinh Тrùng mang lại. Hạnh phúc vợ chồng chỉ trọn vẹn khi có tiếng khóc, tiếng cười trẻ thơ. Hơn ai hết, chúng tôi thấu hiểu điều đó và đã đem lại hạnh phúc cho nhiều cặp vợ chồng như chị Hạnh (Hải Dương), chị Thảo (Gia Lâm, Hà Nội) và rất nhiều cặp vợ chồng khác. Họ đều là những cặp vợ chồng gặp khó khăn trên hành trình tìm vạch thứ 2 nhưng đã gặt được trái ngọt.

OvaQ1 - SpermQ đồng hành cùng chương trình “Hành trình thầm lặng” lắng nghe - chia sẻ và hộ trợ những cặp vô sinh hiếm muộn trên khắp cả nước.

L. Hương/ Sức Khỏe 365

Tin nổi bật