Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Hội Luật gia ký kết chương trình phối hợp giải quyết KN-TC

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Hội Luật gia Việt Nam... đã ký kết chương trình phối hợp về giám sát,nâng cao hiệu quả việc giải quyết khiếu nại, tố cáo (KN-TC).

(ĐSPL) - Ngày 11/11/2014, tại Hà Nội, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam, Thanh tra Chính phủ, Bộ Tư pháp, Hội Luật gia Việt Nam và Liên đoàn Luật sư Việt Nam đã ký kết chương trình phối hợp về giám sát và nâng cao hiệu quả việc giải quyết khiếu nại, tố cáo (KN-TC) ở cơ sở.

Nhiệm vụ giám sát, phản biện xã hội

Tham dự lễ ký kết có ông Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; ông Vũ Trọng Kim, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; ông Huỳnh Phong Tranh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Thanh tra Chính phủ; ông Hà Hùng Cường, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp; ông Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam; ông Lê Thúc Anh, Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam.

Lễ ký kết chương trình phối hợp (ảnh: Thành Long).

Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân cho biết: “Quá trình xây dựng nội dung ký kết phối hợp giám sát được 5 cơ quan phối hợp tổ chức triển khai rất nhanh với sự đồng thuận cao, thể hiện tinh thần quyết tâm đổi mới theo đúng yêu cầu của Hiến pháp và Bộ Chính trị.

Thời gian qua, với sự thống nhất của Chính phủ, MTTQ đã ký thỏa thuận với các bộ, ngành thực hiện việc giám sát trên một số lĩnh vực: Tổng rà soát chính sách người có công; giám sát chính sách về bảo hiểm xã hội tại các doanh nghiệp; thực hiện luật pháp về chất lượng và cung cấp đầu vào nông nghiệp... Việc ký kết chương trình phối hợp về giám sát và nâng cao hiệu quả việc giải quyết khiếu nại, tố cáo ở cơ sở là nội dung được Quốc hội, Chính phủ, chính quyền các cấp quan tâm. Với tinh thần khẩn trương đáp ứng yêu cầu nhân dân và phục vụ kỳ họp Quốc hội, lễ ký kết thể hiện ý chí chính trị và phối hợp công tác giữa MTTQ Việt Nam và các bộ ngành nhằm thể chế hóa Hiến pháp năm 2013”.

Chủ tịch Nguyễn Thiện Nhân cũng đề cao vai trò của Hội Luật gia Việt Nam: “Việc giám sát của MTTQ và các tổ chức thành viên phải căn cứ vào pháp luật. Hội Luật gia Việt Nam và Liên đoàn Luật sư Việt Nam là hai tổ chức đoàn thể quan trọng giúp MTTQ Việt Nam thực hiện công tác này”. ông Nguyễn Thiện Nhân cũng đề nghị các cơ quan tham gia có kế hoạch triển khai công tác ngay từ tháng 12/2014, sau 1 năm sẽ tiến hành sơ kết để có thể báo cáo tại Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 10 và thông báo đến nhân dân.

Hội Luật gia Việt Nam giữ vai trò quan trọng

Một trong những mục đích quan trọng của chương trình là tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức về pháp luật tiếp công dân, khiếu nại và giải quyết khiếu nại, tố cáo và giải quyết tố cáo, hòa giải cơ sở, trợ giúp pháp lý... tạo điều kiện cho nhân dân thực hiện đúng, đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình, hạn chế khiếu kiện sai, góp phần đảm bảo việc khiếu nại, tố cáo đúng pháp luật. Qua đó từng bước giảm dần tranh chấp, mâu thuẫn phát sinh từ cơ sở; khắc phục tình trạng khiếu nại, tố cáo vượt cấp, phức tạp, đông người.

Đồng thời, chương trình cũng nhấn mạnh, thông qua phối hợp tiếp công dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo nhất là các vụ việc phức tạp, đông người, kéo dài để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, ý kiến, kiến nghị của công dân phản ánh kịp thời với Đảng, Nhà nước, chính quyền các cấp giải quyết. Thông qua các hoạt động giám sát, các cơ quan kịp thời phát hiện những hạn chế, yếu kém trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo ở cơ sở để kiến nghị, bổ sung cho phù hợp.

Theo chương trình ký kết, Hội Luật gia Việt Nam có trách nhiệm phối hợp tổ chức triển khai thực hiện các nội dung của chương trình, đồng thời hướng dẫn Hội Luật gia các tỉnh, thành phố trực thuộc triển khai chương trình. Bên cạnh đó, Hội còn phải phối hợp tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo; tổ chức tập huấn nâng cao năng lực giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo. Ngoài ra, Hội còn trực tiếp tham gia giám sát và tư vấn cho Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam để kiến nghị với cơ quan, tổ chức liên quan. Đồng thời, Hội còn thực hiện tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý cho nhân dân trước, trong và sau khiếu nại, tố cáo.

Cũng theo nội dung ký kết, Ban Chỉ đạo thực hiện chương trình sẽ do một Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam làm Trưởng ban, đại diện lãnh đạo Hội Luật gia Việt Nam làm Phó trưởng ban; đại diện của Thanh tra Chính phủ, Bộ Tư pháp, Liên đoàn Luật sư Việt Nam là thành viên.

Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ Hội Luật gia cùng với MTTQ Việt Nam, Bộ Tư pháp, Thanh tra Chính phủ, Liên đoàn Luật sư Việt Nam thường xuyên trao đổi, cung cấp thông tin tình hình, diễn biến vụ việc khiếu nại, tố cáo và việc giải quyết khiếu nại tố cáo và tổ chức các hội thảo chuyên đề về những vấn đề trên. Các bên cần phải có trách nhiệm phản biện, góp ý kiến bằng văn bản khi được yêu cầu tham gia góp ý vào các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực giải quyết khiếu nại tố cáo, đồng thời phổ biến tới các đơn vị trực thuộc.

Tin nổi bật