Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Hé lộ 5 loại khí tài cực "khủng" trong kho quân sự của Ấn Độ khiến Trung Quốc dè chừng

(DS&PL) -

Là một trong những quốc gia có ngân sách quốc phòng lớn nhất thế giới, các lực lượng vũ trang của Ấn Độ ngày nay sở hữu một kho vũ khí rất đáng gờm

Là một trong những quốc gia có ngân sách quốc phòng lớn nhất thế giới, các lực lượng vũ trang của Ấn Độ ngày nay sở hữu một kho vũ khí rất đáng gờm với các hệ thống vũ khí chiến thuật siêu “khủng”.

Nga từ lâu đã là nguồn cung cấp vũ khí chính, từ tàu ngầm tấn công hạt nhân đến xe tăng chiến đấu và máy bay chiến đấu cho Ấn Độ. Mối quan hệ quốc phòng giữa hai nước đã phát triển chặt chẽ trong vài thập kỷ trở lại đây khiu Nga cung cấp cho các lực lượng vũ trang của Ấn Độ khả năng tiếp cận một số loại vũ khí độc nhất.

Ấn Độ không chỉ mua các hệ thống hàng đầu của Nga mà còn mua chúng với số lượng lớn độc nhất vô nhị - từ đơn hàng gồm 5 hệ thống S-400 được đặt vào tháng 10/2018 đến đơn đặt hàng vài nghìn xe tăng T-72 và T-90.

Hiện tại, mặc dù quan hệ của Ấn Độ với Trung Quốc nhìn chung vẫn tích cực, nhưng các cuộc đụng độ ở khu vực Thung lũng Galwan đã làm dẫn đến khả năng xảy ra xung đột.

Tuy nhiên, với 5 loại vũ khí dưới đây, quân đội Ấn Độ có thể khiến Trung Quốc e chừng.

Máy bay chiến đấu hạng nặng Su-30MKI

Su-30MKI trở thành trụ cột của Không quân Ấn Độ với hơn 250 chiếc trong biên chế và hàng chục chiếc nữa được lên kế hoạch sản xuất, và chúng đại diện cho những máy bay chiến đấu nặng nhất và có năng lực nhất trong kho quân sự của Ấn Độ. 

Su-30MKI có thể được trang bị tên lửa hành trình BrahMos, và nhiều loại đạn dẫn đường. Cấu hình hai ghế ngồi cho phép máy bay chứa thêm một sĩ quan phụ trác hệ thống vũ khí phía sau phi công. Su-30MKI đặc biệt được đánh giá cao về khả năng không đối không, và triển khai nhiều loại tên lửa phòng không bao gồm K-100 'sát thủ AWACS' của Nga với tầm bắn 3-400km, R-77 và R-27ER với tầm bắn lần lượt là 110km và 130km, và Astra cùng phát triển với Nga có tầm bắn xấp xỉ 105km. 

Các máy bay chiến đấu có sức bền rất cao, tốc độ lớn, radar rất mạnh cung cấp khả năng nhận biết tình huống nhanh chóng, chính xác. Su-30MKI được coi là đối thủ xứng tầm với J-11B, vốn là xương sống của phi đội chiến đấu hạng nặng của Trung Quốc.

Bộ Quốc phòng Ấn Độ đã thể hiện sự quan tâm đáng kể đến việc mua máy bay chiến đấu Su-57 của Nga, điều này sẽ giúp thu hẹp khoảng cách với các máy bay chiến đấu mới hơn của Trung Quốc và bổ sung cho phi đội Su-30. Nga mới đây  cũng đã cung cấp các nâng cấp cho Su-30 dựa trên các công nghệ của Su-35, bao gồm tích hợp động cơ AL-41 mới và radar Irbis-E.

Tàu ngầm tấn công hạt nhân lớp Akula

Lớp tàu ngầm tấn công hạt nhân thuộc Đề án 971 (Shchuka-B) được NATO định danh là Akula.  Tàu ngầm này gia nhập Hải quân Liên Xô năm 1986. Điểm đặc biệt của tàu là khả năng tới độ sâu tối đa 600 m, gấp đôi những tàu ngầm tương tự của Mỹ và đạt tốc độ tối đa lên tới 65 km/h nhờ hệ thống bơm đặc biệt.

Tàu được trang bị 4 ống phóng ngư lôi cỡ 533 mm và 4 ống phóng cỡ 650 mm, 3 bệ phóng tên lửa phòng không và 28 tên lửa hành trình RK-55 Granat có tầm bắn 3.000 km. Các bản nâng cấp của tàu có thể mang thêm tên lửa hành trình tấn công Kalibr nổi tiếng.

Tuy nhiên, trước khi bàn giao cho Ấn Độ, Nga sẽ thay thế các hệ thống tên lửa này thành loại Klub-S, có tầm bắn nhỏ hơn, để không vi phạm Hiệp ước Kiểm soát Công nghệ tên lửa (MTCR), vốn cấm xuất khẩu tên lửa có tầm bắn trên 300 km.

Tên lửa hành trình Brahmos

Được Ấn Độ và Nga hợp tác phát triển, đồng thời dựa trên tên lửa hành trình chống hạm P-800 của Moscow, các biến thể riêng biệt của BrahMos được Hải quân, Không quân và Lục quân trang bị cho các cuộc tấn công chính xác trong hàng hải và phòng không. 

Tên lửa đạt tốc độ Mach 3 và sở hữu hệ thống dẫn đường chính xác tiên tiến cho phép nó tấn công các mục tiêu di động một cách đáng tin cậy. Tên lửa này được cho là có thể xé toạc tàu chiến làm đôi khi va chạm với tốc độ tuyệt đối của nó, kết hợp với tầm bắn xa và trọng tải đáng kể khiến nó trở thành một công cụ rất mạnh. 

Tên lửa Brahmos có trọng lượng 3.000kg đối với bản tiêu chuẩn và 2.500 kg đối với bản phóng từ máy bay.

Tầm bắn của Brahmos  là 300 km và có thể phóng từ nhiều phương tiện như tàu mặt nước, tàu ngầm, máy bay và các phương tiện mặt đất.

Cái tên BrahMos là tên viết tắt của hai con sông Brahmaputra của Ấn Độ và Moscow của Nga, hiện vẫn là loại tên lửa hành trình siêu thanh tốc độ nhanh nhất thế giới. Việc ngăn chặn loại tên lửa này là rất khó khăn do tốc độ cao và các chế độ bay phức tạp của nó.

Biến thể mới và được cho là mạnh mẽ nhất của Brahmos là khi kết hợp cùng chiến đấu cơ Su-30MKI.

Tên lửa Brahmos phóng từ Su-30MKI khi đang bay không chỉ có lợi thế về độ cao mà còn được tăng thêm tốc độ và tính chính xác. Lối di chuyển của Brahmos khi được phóng ra cũng rất khó đánh chặn.

Xe tăng chiến đấu T-90MS

Xe tăng chiến đấu chủ lực T-90MS là phiên bản hiện đại hóa của mẫu xe tăng xuất khẩu, có tên là “Tagil”. Là bản tinh chỉnh của T-90M từ kinh nghiệm thực chiến ở Syria và từ năm 2013, nó được gọi là T-90SM, hay T-90S Modernized.

Phiên bản này có khả năng bảo vệ động năng chống lại đạn pháo hóa học và xuyên giáp. Theo yêu cầu của khách hàng, hệ thống bảo vệ tích cực Arena-E chống lại tên lửa chống tăng có thể được tích hợp cho T-90MS.

T-90MS nặng 48 tấn, dài 6,8m, rộng 3,5m, cao 2,228m, sử dụng động cơ diesel công suất 1.130 mã lực và hộp số tự động kiểu mới; có tốc độ tối đa 70km/h, dự trữ hành trình 550km.

Ấn Độ hiện đang sở hữu hơn 1.000 chiếc xe tăng T-90 MS do nước này nhập khẩu từ Nga và tự sản xuất theo công nghệ được chuyển giao.

Cuối năm 2019, Ấn Độ ký hợp đồng trị giá 2,8 tỷ USD để mua hơn 400 chiếc xe tăng T-90 MS nữa cho quân đội. T-90 MS của Ấn Độ được cho là vượt trội hơn các loại xe tăng Type-96 và Type-99 đã tương đối cũ kỹ của Trung Quốc.

T-90 MS được gọi là “xe tăng bay”, vì sự cơ động và khả năng của hệ thống treo giảm xốc khi vượt qua địa hình gồ ghề. Chiến tăng này được trang bị pháo chính cỡ nòng 125mm, có khả năng bắn nhiều loại đạn và cả tên lửa chống tăng có lái dẫn bằng laser. Tầm bắn tối đa của đạn xuyên giáp 4.000m và đạn nổ mạnh – lên tới 9.600m; tên lửa được lái dẫn có thể tiêu diệt mục tiêu bọc thép có vỏ giáp phản ứng nổ (explosive reactive armor – ERA) ở cự ly 5.000m. Tầm bắn tối đa của phát bắn trực tiếp mục tiêu có độ cao 2m là 2.120m.

Hệ thống Phòng không S-400

Mặc dù Ấn Độ vẫn chưa nhận được hệ thống S-400 đầu tiên của mình, nhưng quốc gia này cho đến nay vẫn là khách hàng nước ngoài lớn nhất của Nga khi đặt mua 5 hệ thống với giá hơn 5 tỷ USD. 

S-400 và đối thủ cơ động hơn là S-300V4 được coi là hệ thống phòng không đa năng có khả năng xuất khẩu cao nhất trên thế giới hiện nay. Hệ thống này đặc biệt được đánh giá cao vì đã triển khai nhiều radar mạnh mẽ được kết nối với nhau để cung cấp nhận thức tình huống vô song. Chúng không chỉ có thể phát hiện mà còn có thể khóa và theo dõi máy bay tàng hình. 

Nhà bình luận quân sự Song Zhongping tại Hong Kong nhận định tầm bắn 400 km của tên lửa S-400 sẽ là mối đe dọa không nhỏ với Trung Quốc ở khu vực dãy Himalaya. Lưới phòng không chủ lực của Bắc Kinh tại đây chỉ có hệ thống HQ-9 và HQ-16 do nước này tự phát triển, vốn có tầm bắn lần lượt là 200 và 70 km.

"Nếu hệ thống S-400 được triển khai gần Đường Kiểm soát Thực tế (LAC) ở Ladakh, nó có thể đe dọa máy bay ở sâu trong không phận Trung Quốc. Điều này sẽ khiến các chỉ huy Trung Quốc đau đầu, gây khó khăn cho hoạt động tuần tra và kiểm soát vùng trời phía tây đất nước", ông Song nói.

Dù vậy, quân đội Trung Quốc cũng không hoàn toàn bất lực trước tên lửa S-400. Bắc Kinh đặt mua các tổ hợp S-400 với giá 3 tỷ USD hồi năm 2018, trở thành quốc gia đầu tiên ngoài Nga sở hữu lá chắn phòng không hiện đại này. Tổ hợp đầu tiên được bàn giao hồi tháng 5/2018, hệ thống thứ hai vào tháng 1 năm nay, trong khi các kíp vận hành Trung Quốc đã trải qua quá trình huấn luyện tại Nga.

Mộc Miên (Theo Defence Aviation Post)

Tin nổi bật