Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Hà Giang: Thúc đẩy phát triển vùng đồng bào DTTS từ nguồn lực đầu tư Chương trình MTQG 1719

  • Minh Huyền
(DS&PL) -

Hà Giang có trên 87% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, với nhiều thôn, bản đặc biệt khó khăn thuộc khu vực vùng sâu, vùng xa, biên giới.

Chương trình mục tiêu quốc gia 1719 được coi như “bệ đỡ” giúp cải thiện, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, đảm bảo an sinh xã hội cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Hà Giang. 

Xác định, vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) giữ vị trí chiến lược quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH), bảo đảm quốc phòng, an ninh và đối ngoại; những năm qua, cùng với sự quan tâm đầu tư của Trung ương, tỉnh Hà Giang đã triển khai đồng bộ, kịp thời nhiều cơ chế, chính sách nhằm phát triển mạnh mẽ, toàn diện vùng đồng bào DTTS; trong đó, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi (CTMTQG 1719). Hiện nay, Hà Giang đã và đang tập trung thực hiện 10 dự án quan trọng nhằm giải quyết những vấn đề cấp thiết nhất trong vùng đồng bào DTTS.

 Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), thời gian qua, tỉnh Hà Giang đã chỉ đạo các cấp chính quyền, các ngành bám sát kế hoạch, nội dung tổ chức thực hiện hiệu quả Chương trình. Trong quá trình triển khai, kịp thời nắm bắt khó khăn, vướng mắc, tham mưu giải pháp phù hợp với tình hình thực tế..., qua đó từng bước giải quyết những vấn đề khó khăn cấp thiết, thúc đẩy phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân.

Diện mạo Thị trấn Tam Sơn, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang

Giai đoạn 2021-2025, tỉnh Hà Giang được phân bổ hơn 8.700 tỷ đồng; trong đó vốn ngân sách Trung ương gần 7.800 tỷ đồng, còn lại là vốn đối ứng của địa phương và các nguồn vốn khác. Là một trong 3 CTMTQG quan trọng, CTMTQG 1719 nhận được sự quan tâm, chỉ đạo quyết liệt của các cấp ủy, chính quyền và người dân. Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Giang đã ban hành Nghị quyết số 25-NQ/TU về lãnh đạo triển khai CTMTQG 1719 trên địa bàn tỉnh với mục tiêu đến năm 2025 tốc độ tăng trưởng kinh tế vùng DTTS bình quân đạt 8%/năm trở lên; thu nhập bình quân đầu người đạt 55 triệu đồng; có 29 xã thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn; tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 4%/năm trở lên; 90% đồng bào DTTS được sử dụng nước hợp vệ sinh, tỷ lệ lao động người DTTS qua đào tạo đạt 60%...

Tỉnh Hà Giang đã chỉ đạo các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố bám sát vào mục tiêu, nội dung Chương trình, tập trung huy động nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần các dân tộc thiểu số gắn với bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá tốt đẹp các dân tộc, xoá bỏ hủ tục lạc hậu, nâng cao dân trí, chăm lo xây dựng nhà ở, hạ tầng phục vụ dân sinh, chất lượng cuộc sống, đảm bảo an ninh trật tự.

Phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu trên và với quan điểm đầu tư có trọng tâm, trọng điểm và bền vững, tập trung cho các xã, thôn, bản khó khăn nhất, giải quyết những vấn đề bức xúc, cấp bách nhất, ưu tiên hỗ trợ hộ nghèo, nhóm DTTS khó khăn nhất; cấp ủy, chính quyền toàn tỉnh Hà Giang đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, huy động nguồn lực, ban hành nhiều chính sách hỗ trợ thực hiện đồng bộ các giải pháp đầu tư phát triển bền vững vùng đồng bào DTTS.

Những kết quả đạt được từ triển khai hiệu quả các chương trình dự án, chính sách dân tộc và đặc biệt là từ 3 Chương trình MTQG: Xây dựng NTM; Giảm nghèo bền vững và Chương trình MTQG 1719, cho thấy, tỷ lệ hộ nghèo vùng đồng bào DTTS  giảm bình quân 5,99%; các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn giảm trên 6%/năm. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực. Tổng sản phẩm bình quân đầu người tăng trưởng khá và ổn định qua các năm, ước năm 2024 đạt 40,2 triệu đồng, tăng 34,9% so với năm 2020.

Nhờ có Chương trình MTQG 1719, nhiều hộ dân trên địa bàn xã Chế Là, huyện Xín Mần được hỗ trợ bồn chứa nước sinh hoạt. (Ảnh: baodantoc.vn)

Tại Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Hà Giang lần thứ IV, năm 2024 được tổ chức vào tháng 10 vừa qua, tỉnh Hà Giang đặt mục tiêu đến năm 2029, tỷ lệ giảm nghèo đa chiều hằng năm bình quân đạt 4%/năm. Trong đó, tỷ lệ nghèo đa chiều đồng bào DTTS giảm bình quân 5%/năm. Đảm bảo hộ nghèo, hộ cận nghèo là người DTTS được hưởng đầy đủ các chính sách về y tế, giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực và đầu tư về kết cấu hạ tầng thiết yếu để phát triển kinh tế - xã hội; Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 65%; Tỷ lệ bảo hiểm y tế đạt 98,2%; Phấn đấu 100% thôn, bản có đường ô tô đến trung tâm thôn.

Từ nguồn lực của 3 Chương trình MTQG, tỉnh Hà Giang phấn đấu, đến năm 2030 lũy kế có 100 xã và 2 huyện đạt chuẩn Nông thôn mới; Tỷ lệ trường học đạt chuẩn quốc gia đạt trên 75%; Số bác sĩ đạt 12 bác sĩ/vạn dân; Số giường bệnh duy trì đạt 45,7 giường/vạn dân; Tỷ lệ sử dụng nước sạch, nước hợp vệ sinh của dân cư thành thị đạt 100%, ở nông thôn trên 98%.

Công tác chăm sóc sức khỏe cho đồng bào DTTS được nâng lên nhờ sự đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia 1719.  (Ảnh: baodantoc.vn)

Mô hình chăn nuôi chuồng trại hợp vệ sinh góp phần bảo vệ môi trường

Thông qua thực hiện các chính sách dân tộc, từng bước nâng cao mức sống, chất lượng cuộc sống của đồng bào DTTS. 

“Đến thời điểm này, CTMTQG 1719 triển khai trên địa bàn tỉnh đã có những kết quả nhất định, đời sống của đồng bào DTTS được nâng lên, tỉ lệ hệ thống đường giao thông, điện, cơ sở hạ tầng được đầu tư như hiện nay có sự đóng góp lớn của chương trình", ông Triệu Trung Hiệp, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Hà Giang khẳng định.

Thông qua thực hiện các chính sách dân tộc, Hà Giang đã huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội vào công tác giảm nghèo, từng bước nâng cao mức sống, chất lượng cho hộ nghèo, cận nghèo vùng đồng bào DTTS, giảm dần khoảng cách chênh lệch về thu nhập, mức sống giữa các khu vực, địa phương, nhóm dân cư. Đây sẽ là động lực quan trọng để Hà Giang đẩy nhanh giảm nghèo bền vững; phấn đấu trở thành tỉnh phát triển khá trong khu vực trung du miền núi phía Bắc.

Tin nổi bật