Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Giải mã về hiện tượng "bóng đè"

(DS&PL) -

40% dân số thế giới ít nhất một lần đã từng bị "bóng đè". Thế nhưng rất ít người biết "bóng đè" là gì, và "bóng đè" có nguy hiểm không.

40% dân số thế giới ít nhất một lần đã từng bị "bóng đè". Thế nhưng rất ít người biết "bóng đè" là gì, và "bóng đè" có nguy hiểm không.

"Bóng đè" là chữ dân gian dùng để chỉ hiện tượng một người nào đó trong khi ngủ bỗng nhiên cảm nhận rất rõ ràng là có ai đang đè chặt vào một bộ phận nào đó trên cơ thể mình - thường là ngực, chân, tay hoặc đầu, mặt…, khiến họ nghẹt thở hoặc tê dại nhưng lại không thể nào kêu cứu, vùng vẫy để thoát ra.

Cơn "bóng đè" thường kéo dài trong khoảng 10 đến 30 giây và xuất hiện ở mọi độ tuổi, nhưng chiếm đa số là lứa tuổi từ dậy thì đến trưởng thành.

Theo các khảo sát của ngành Tâm thần học, 40% dân số thế giới ít nhất một lần đã từng bị "bóng đè".

Đại tá, PGS. TS Nhữ Đình Sơn, Chủ nhiệm khoa Nội thần kinh, Bệnh viện Quân y 103 cho biết, bóng đè là hiện tượng một người đang ngủ bị cảm giác ai đó đè nặng lên các bộ phận cơ thể mình như tay chân, ngực, làm cho có cảm giác bị bóp chặt, khó thở.

Tuy nhiên, không phải trường hợp nào bị bóng đè cũng là dấu hiệu của bệnh mà có thể là rối loạn chất lượng giấc ngủ. Bóng đè hay gặp ở một số người có bệnh lý căng thẳng thần kinh, trầm cảm, kể cả những đối tượng nghiện hút.

Các nhà khoa học phát hiện trong khoảng 90 phút đầu của giấc ngủ, bộ não con người rất kích động, các giấc mơ đạt mức cao trào. Nếu cơ thể ở trong trạng thái mệt mỏi hay lo lắng về một vấn đề gì đó, trí não có thể tạo những kịch bản quái dị nhất trong khi bạn hoàn toàn nằm yên.

Khi đó, người bị "bóng đè" sẽ cảm thấy mình đang trong trạng thái mơ màng nhưng có cảm giác rất tỉnh táo và nhận thức được hình ảnh, âm thanh xung quanh. Tuy nhiên họ không thể cử động hay nói. Các hiện tượng này khiến họ sợ hãi và hoảng loạn.

Nguyên nhân của hiện tượng này là thiếu ngủ. Nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên, chu kỳ giấc ngủ của bạn sẽ gặp trục trặc, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Ngoài ra, nếu gia đình từng có người mắc chứng rối loạn giấc ngủ, bạn cũng phải đối mặt với nguy cơ gặp "bóng đè".

Hiện chưa có biện pháp gì đề điều trị hết bóng đè kể cả về Đông, Tây y.

Ảnh minh hoạ.

Phòng tránh bóng đè bằng cách nào?

Bóng đè là một hiện tượng rối loạn giấc ngủ không thực tổn, tức là không gây tổn thương đến cơ thể, nhưng nếu liên tục rơi vào tình trạng này có thể dẫn đến những nguy hại với sức khỏe như suy nhược thần kinh, mệt mỏi, tâm trạng bất ổn.

Không may là đến nay vẫn chưa có phương thuốc chữa trị hữu hiệu cho tình trạng tê liệt trong giấc ngủ, ngoại trừ một vài trường hợp có phản ứng tốt với thuốc chống trầm cảm. Do đó, cách hạn chế tốt nhất là xây dựng một lối sống lành mạnh, ăn uống điều độ, tham gia các hoạt động giải trí, thể thao, tránh căng thẳng và tạo thói quen đi ngủ đúng giờ để tránh rối loạn giấc ngủ, khi ngủ phải có tư thế nằm ngủ thoải mái làm cho toàn bộ cơ bắp giãn, đầu không vẹo lệch, quần áo phải rộng rãi, buồng ngủ thoáng khí.

Ngoài ra, có thể trau dồi kiến thức để tăng khả năng thích nghi với cuộc sống, giảm áp lực trong công việc. Trong nghiên cứu công bố hồi tháng 10/2014 của tác giả Sharpless BA, đại học bang Washington, khoảng 79% những người được hỏi cho rằng những cách thức lành mạnh trên rất hiệu quả. Một cách khác là thay vì ngăn chặn bóng đè, có thể tìm cách phá vỡ nó bằng cách cử động một bộ phận cơ thể như ngón tay hoặc thư giãn toàn thân. Cách thức này được 54% người được hỏi tin rằng có hiệu quả.

Cụ thể:

- Ngủ đủ giấc, phòng ngủ thoáng, không khí lưu thông tốt.

- Tư thế nằm thoải mái, quần áo ngủ đủ rộng để máu lưu thông điều hòa.

- Hạn chế uống trà, cà phê từ 3-5 tiếng đồng hồ trước khi đi ngủ.

- Không nên ăn quá no hoặc uống quá nhiều rượu bia trước khi đi ngủ.

- Tránh căng thẳng stress.

- Nếu thường xuyên bị bóng đè thì bạn nên đi khám bác sĩ để xem có mắc một số bệnh về tâm lý hay không như: trạng thái căng thẳng, trầm cảm, một số bệnh tâm thần khác...

Mỹ An  (T/h)

Tin nổi bật