Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Gia Lai: Vợ Chủ tịch UBND huyện dùng bằng giả để thăng quan, tiến chức?!

(DS&PL) -

Mặc dù chưa có bằng nhưng bà Loan vẫn khai rằng đã tốt nghiệp đại học để được đề bạt làm Phó ban Tổ chức Huyện ủy Phú Thiện.

(ĐSPL) - Mặc dù chưa có bằng nhưng bà Loan vẫn khai rằng đã tốt nghiệp đại học để được đề bạt làm Phó ban Tổ chức Huyện ủy Phú Thiện. Điều đáng nói, bà Loan chính là phu nhân của Chủ tịch UBND huyện này...

Trụ sở Huyện ủy huyện Phú Thiện, nơi bà Loan đang công tác.

Đơn tố cáo của một người dân (xin giấu tên) gửi đến báo ĐS&PL, phản ánh việc bà Kpa Loan (SN 1975, Phó ban Tổ chức Huyện ủy Phú Thiện) dùng bằng đại học giả, khai man bằng cấp trong hồ sơ, lý lịch để được xét tuyển cán bộ, được xếp ngạch chuyên viên và bổ nhiệm làm Phó ban Tổ chức Huyện ủy. Sau khi hành vi gian lận của bà Loan bị phát giác, người dân nhiều lần làm đơn tố cáo gửi lên huyện nhưng bà Loan vẫn không bị xử lý.

Để tìm hiểu rõ vấn đề, PV có buổi làm việc với Ủy ban Kiểm tra (UBKT) huyện Phú Thiện. Trao đổi với PV, ông Trần Công Hoan, Chủ nhiệm UBKT huyện Phú Thiện xác nhận: “Thời gian qua, phía UBKT nhận được nhiều đơn thư của người dân tố cáo về sự việc bà Loan dùng bằng đại học giả, khai man lý lịch để thăng tiến. Nội dung đơn tố cáo cũng nêu rõ Chủ tịch UBND huyện đã có hành vi lạm dụng quyền lực để bao che cho việc làm sai trái của vợ. Quá trình thanh tra, kiểm tra, UBKT bước đầu xác minh nội dung đơn thư tố cáo của người dân là có cơ sở. Đầu tuần tới, chúng tôi sẽ tổ chức một cuộc họp thông tin về sự việc đến toàn thể nhân viên, cán bộ trong cơ quan cũng như người dân quan tâm, đồng thời xem xét làm rõ sự việc”.

 Để rộng đường dư luận, PV có cuộc trao đổi với bà Loan (người bị tố cáo). Trao đổi với PV, bà Loan thẳng thắn thừa nhận: “Việc tôi chưa tốt nghiệp đại học là hoàn toàn đúng sự thật. Tôi từng học khoa Toán - Tin, đại học Khoa học tự nhiên (ĐHQG TP.HCM) niên khóa 1996-2004. Tuy nhiên, quá trình học tập tại trường, tôi còn nợ một số môn nên chưa tốt nghiệp. Qua một số bạn bè “chỉ điểm”, tôi cũng tậu cho mình một tấm bằng đại học “giả””.

“Sau đó, năm 2005, tôi về huyện A Jun Pa (tỉnh Gia Lai) nộp hồ sơ, được nhận vào làm chuyên viên ban tổ chức huyện ủy theo diện hợp đồng. Tháng 4/2007, tôi chuyển công tác về làm chuyên viên tại huyện Phú Thiện. Quá trình làm việc, thấy tôi năng nổ, nhiệt tình nên các cô, chú ưu ái xét tuyển vào hệ biên chế công chức Nhà nước (lúc đó trong hồ sơ của tôi ghi rõ trình độ đại học nhưng đang nợ bằng). Năm 2008, sau gần một năm làm việc tại đây, tôi được điều động lên giữ cương vị Phó ban Tổ chức đến nay”, bà Loan cho biết thêm.

Bà Loan phân trần: “Mải bận rộn với gia đình, công việc, thời gian sau tôi quay lại trường với nguyện vọng học trả nợ môn lấy bằng nhưng nhà trường cho biết đã quá thời hạn quy định, kết quả học tập của tôi đã bị hủy bỏ. Việc sử dụng bằng giả tôi sớm đoán biết sẽ bị phát hiện. Tôi xin nhận hoàn toàn trách nhiệm, cũng như hình thức kỷ luật của cơ quan”.

Khi PV hỏi với hồ sơ lý lịch “mập mờ” như thế tại sao vẫn được bổ nhiệm là Phó ban, bà Loan nói: “Hồi xưa, thời của mình, hồ sơ xét tuyển đơn giản lắm, không khó khăn, chặt chẽ như bây giờ”.

Về thông tin cho rằng ông Rơ Chăm La Ni, Chủ tịch UBND huyện biết bà sử dụng bằng giả, nhưng cố tình bao che cho vợ, bà Loan cho hay: “Nói như vậy thì oan cho chồng tôi. Thời điểm tôi chuyển công tác về huyện Phú Thiện, chồng tôi mới giữ chức vụ nhỏ, không có tiếng nói thì làm sao mà che chở cho tôi được?”.

Trao đổi với PV, ông Rơ Chăm La Ni trầm giọng nói: “Tôi là người đứng đầu một huyện, việc đơn thư người dân tố cáo, tôi sẽ có trách nhiệm làm kiểm điểm, giải trình trước cơ quan. Còn vấn đề có hay không thông tin cho rằng tôi bao che cho vợ, tôi xin không bàn luận đến”.

HỒ NAM

Tin nổi bật