Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Gia đình ông Chung nắm giữ bao nhiêu vốn điều lệ của Công ty Arktic?

  • Thủy Tiên
(DS&PL) -

Theo lời khai của Giám đốc Công ty Arktic Nguyễn Trường Giang, gia đình cựu Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung giữ 40% vốn điều lệ của công ty.

Mới đây, ông Nguyễn Đức Chung (cựu Chủ tịch UBND TP.Hà Nội) bị bộ Công an đề nghị truy tố do lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong vụ mua chế phẩm Redoxy 3C trái quy định, gây thất thoát cho Nhà nước hàng chục tỷ đồng.

Hai người bị xác định đồng phạm gồm ông Võ Tiến Hùng (cựu Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội) và Nguyễn Trường Giang (Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Arktic (gọi tắt là Công ty Arktic)).

Các bị can Nguyễn Đức Chung (trái), Nguyễn Trường Giang (giữa) và Võ Tiến Hùng. Ảnh: Bộ Công an

 

Kết luận điều tra cáo buộc ông Chung đã có hành vi trái pháp luật trong việc chỉ đạo mua chế phẩm Redoxy 3C nhằm làm lợi cho công ty của gia đình bị can.

Theo lời khai của bị can Nguyễn Đức Giang, vào Tết Dương lịch năm 2016, bị can đến nhà chơi với con trai ông Chung là Nguyễn Đức Hạnh. Từ đó, Giang trở nên thân thiết với cựu Chủ tịch UBND Hà Nội.

Năm 2015, bà Nguyễn Thị Trúc Chi Hoa (vợ ông Chung) bỏ 5 tỷ đồng thành lập Công ty Arktic và cho Hạnh đứng tên đăng ký kinh doanh. Sau đó, bà Hoa nói với Giang về việc ông Chung không muốn Hạnh trực tiếp tham gia kinh doanh. Do đó, Giang đã mua lại 20% vốn điều lệ đứng tên Hạnh.

Ngoài ra, ông Chung cũng trao đổi với Giang và người quen là ông Lê Hoàng Thanh để giao cho bà Nguyễn Thị Bích Hằng (vợ ông Thanh) đứng tên sở hữu 40% vốn điều lệ của Arktic.

Sau đó, bà Hoa chuyển nhượng 60% vốn điều lệ của con trai cho Giang. Tuy nhiên, từ khi Giang tham gia điều hành công ty này, bà Hoa không bàn giao 5 tỷ đồng vốn điều lệ nên Giang phải bỏ tiền túi để bù vào.

Đến đầu năm 2016, Giang muốn kinh doanh xe quét hút bụi Hako từ Đức nhưng chưa dám thực hiện. Sau khi trao đổi, ông Nguyễn Đức Chung đã đề nghị Giang nhập xe.

Sau đó, Giang nhập khẩu 10 xe quét hút Hako và được ông Chung chỉ đạo giao cho Công ty Môi trường Đô thị dù hàng hóa chưa được làm thủ tục thông quan.

Theo kết quả từ cơ quan điều tra, để định hướng mua chế phẩm Redoxy 3C, ngay từ đầu, ông Chung đã cử đoàn sang Cộng hoà Liên bang Đức làm việc, đàm phán và đặt hàng với hãng Watch Water và để Giang đi cùng đoàn công tác để “có vị thế ký độc quyền, nhận hàng với hãng này”.

Ngày 8/8/2016, Công ty Arktic ký thỏa thuận phân phối độc quyền với Công ty Watch Water.

Ngày 22/8/2016, ông Nguyễn Đức Chung đã ban hành kết luận và văn bản 308 chỉ đạo mua chế phẩm Redoxy 3C trực tiếp từ hãng Watch Water.

Sau đó, ông Chung lại chỉ đạo miệng cho Võ Tiến Hùng (Công ty TNHH Thoát nước Hà Nội, đơn vị thực hiện) mua chế phẩm Redoxy 3C qua Công ty Arktic.

Đặc biệt, biên bản cuộc họp ngày 22/8/2016 cũng thể hiện chỉ đạo của ông Chung là “nhập khẩu sẽ thông qua công ty khác về”.

Từ năm 2016-2020, Công ty Arktic đã nhập khẩu gần 49 tấn chế phẩm Redoxy 3C, bán lại cho Công ty Thoát nước với giá hơn 163 tỷ đồng.

Trong thương vụ này, Công ty Arktic thu lời hơn 36 tỷ đồng. Số tiền này được xác định là thiệt hại của vụ án.

Ngoài ra, theo kết luận của cơ quan điều tra, sau khi Hà Nội ban hành kết luận thanh tra liên quan việc mua và sử dụng Redoxy 3C, trong đó có nội dung liên quan đến gia đình ông Chung, bị can đã chỉ đạo Thanh tra Hà Nội phải viết lại kết luận dựa theo ý kiến của mình.

Trong quá trình điều tra, ông Chung thừa nhận đưa thông tin không chính xác và can thiệp, gây sức ép, đe dọa và chỉ đạo Chánh thanh tra TP.Hà Nội và tổ liên ngành phải ban hành kết luận thanh tra theo hướng không có sai phạm.

Mục đích của việc làm này nhằm trục lợi cho cá nhân và gia đình ông Chung.

Thủy Tiên (T/h)

Tin nổi bật