Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Giá dầu xuống mức âm, một số công ty buộc phải tiếp tục bơm dầu dù lỗ nặng

(DS&PL) -

Một số công ty dầu mỏ buộc phải tiếp tục bơm dầu dù thua lỗ, kỳ vọng chỉ để trả được các khoản lãi suất tiền vay và duy trì hoạt động.

Một số công ty dầu mỏ buộc phải tiếp tục bơm dầu dù thua lỗ, kỳ vọng chỉ để trả được các khoản lãi suất tiền vay và duy trì hoạt động.

Theo Reuters, chốt phiên giao dịch đầu tuần, giá dầu thô WTI giao tháng 5 trên sàn giao dịch New York xuống -37,63 USD/thùng, điều chưa từng có trong lịch sử thị trường năng lượng thế giới.

Nhu cầu dầu thô giảm mạnh, và dù Ả rập Xê út, Nga, Mỹ và các nước khác đã cắt giảm sản xuất, thế giới đang hết chỗ để chứa lượng dầu mà các cơ sở sản xuất bơm thêm - khoảng 100 triệu thùng mỗi ngày. Đầu năm 2020, giá dầu ở mức 60 USD/ thùng, nhưng đến cuối tuần trước giảm chỉ còn 20 USD/ thùng.

Giá dầu ở mức âm nghĩa là người bán phải trả tiền cho người mua lấy dầu vì giá đã giảm sâu. Điều này một phần do cách thức giao dịch trên thị trường kỳ hạn.

Thế giới sắp không còn chỗ chứa dầu. Ảnh minh họa

Việc dầu thô tại Mỹ giảm từ 50 USD/thùng xuống dưới - 30 USD, một hiện tượng chưa từng có trong lịch sử dầu thô thế giới, đã nhấn mạnh sự xáo trộn mà nền công nghiệp này gặp phải trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế thế giới.

Tại trung tâm lưu trữ dầu Cushing, ở Oklahoma (Mỹ), hiện đang chứa gần 60 triệu thùng dầu và chỉ có thể nhận thêm 21 triệu thùng nữa, tương đương với số lượng dầu cung cấp cho ngành sản xuất tại Mỹ trong chưa đầy 2 ngày. Trước đó, trung tâm này thường chỉ chứa tới chưa đầy 40 triệu thùng dầu vào hồi tháng 2.

Các kho chứa trên biển Caribbean và Nam Phi cũng gần đầy, trong khi tại Angola, Brazil và Nigeria có thể sẽ không còn chỗ chứa dầu thô chỉ trong vài ngày nữa.

New York Times cũng cho hay, sẽ không đơn giản để giải quyết vấn đề mà nền công nghiệp dầu thế giới đang gặp phải khi dầu dư thừa. Để đóng một giếng dầu rất tốn kém và để mở lại thậm chí còn tốn kém hơn. Tạm dừng hoạt động của các giếng dầu và tái khởi động chúng sau khi nhu cầu quay trở lại có thể đòi hỏi cực kỳ nhiều thiết bị và nhân lực. Nhiều giếng dầu thường không phục hồi lại mức sản xuất trước đó.

Ngoài ra, với các nước như Ả rập Xê út và Nga vốn có nền kinh tế phụ thuộc dầu mỏ, việc cắt giảm sản xuất dầu chỉ có thể là hành động miễn cưỡng tạm thời.

Một số công ty dầu mỏ đang tiếp tục bơm dầu dù thua lỗ, chỉ để trả được các khoản lãi suất tiền vay và tiếp tục hoạt động.

Việc cắt giảm sản lượng có thể sẽ giúp bình ổn thị trường, nhưng có thể mất tới nhiều tháng. Các hợp đồng dầu giao tháng 5/2021 vừa  được định giá 35 USD/ thùng, dự báo thị trường dầu thô sẽ phải mất thời gian rất dài để đạt tới mức giá trước cuộc khủng hoảng do đại dịch Covid-19 gây ra.

Trong khi đó, lãnh đạo Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) giải thích thêm, hiện Việt Nam nhập xăng dầu thành phẩm theo giá tham chiếu từ thị trường Singapore - thị trường nhập khẩu chủ yếu nên không chịu tác động nhiều từ diễn biến tại Mỹ. Mức giá ngày 21/4 ở thị trường này ở ngưỡng 25 USD một thùng.

Bên cạnh đó, giá bán lẻ xăng dầu được điều hành theo Nghị định 83 với cơ chế tính giá cơ sở bình quân theo 15 ngày. Mặt khác, hiện tỷ lệ thuế, phí chiếm trên 60% trong cơ cấu giá bán lẻ, đáng kể nhất là thuế bảo vệ môi trường 3.800 đồng một lít với xăng E5 RON92 và 4.000 đồng với RON95.

Vũ Đậu (T/h)

Tin nổi bật