Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Dừng ngay việc ăn nước mắm nếu bạn thuộc 4 tuýp người sau

(DS&PL) -

Nước mắm là loại gia vị quen thuộc và xuất hiện trong mọi món ăn hằng ngày của người Việt, tuy nhiên không phải ai cũng ăn được.

Nước mắm được sử dụng rộng rãi trong các món ăn Việt nói riêng và người Đông Nam Á nói chung. Sản phẩm này có nguồn gốc từ tinh chất nước cá, tôm và 1 số động vật sống dưới nước khác, sau khi được ướp với rất nhiều muối trong khoảng thời gian dài.

Loại gia vị này được dùng làm nước chấm hoặc tra/nếm vào các món ăn hằng ngày.

Nước mắm được sử dụng rộng rãi trong các món ăn Việt nói riêng và người Đông Nam Á nói chung. Ảnh minh họa

 

Do được ướp cùng muối với số lượng lớn nên nước mắm rất mặn và nếu ăn nhiều sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe tim, thận.

Một số người không nên ăn nước mắm:

Người bị cao huyết áp

Thông tin Báo Sức khỏe & Đời sống chỉ ra những người bị huyết áp cao không nên ăn mước mắm bởi vì muối có thể làm co thắt động mạch nhỏ, huyết áp, gây xơ cứng động mạch thận, ăn quá nhiều mắm cũng dễ dàng để làm cho natri và giữ nước trong cơ thể và gây phù nề.

Người mắc bệnh xương khớp

Ăn mước mắm quá mặn sẽ uống nước nhiều, tiểu tiện nhiều sẽ thải ra nhiều canxi qua đường nước tiểu, dẫn đến loãng xương.

Người bị bệnh tim

Ăn quá nhiều mắm sẽ uống nước nhiều làm tăng khối lượng máu tuần hoàn thì tim phải làm việc nhiều hơn, lâu ngày tim thất trái to lên rồi dẫn đến bị suy tim. Nếu bạn phát hiện và giảm ăn muối, ít nước mắm thì tim thất trái sẽ trở lại bình thường.

Người bị bệnh tiểu đường

Hầu hết những người mắc bệnh tiểu đường rất cảnh giác với đường và những thức ăn ngọt nhưng lại không hề chú ý kiểm soát lượng muối và các gia vị có vị mặn. Đây là sai lầm cần phải tránh trong chế độ dinh dưỡng điều trị bệnh.

Đừng ăn nước mắm nếu bạn thuộc 4 tuýp người sau. Ảnh minh họa

 

Tiểu đường thường đi kèm với tăng cholesterol, rối loạn lipid máu, các bệnh lý tim mạch. Điều này đồng nghĩa với việc người bệnh có thể đối mặt với những nguy cơ bệnh lý về tim mạch, huyết áp, dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim...

Bài viết trên Báo Sức khỏe & Đời sống khuyên rằng, người bệnh cần kiểm soát tốt mức năng lượng hấp thụ vào cơ thể: Mức năng lượng chỉ khoảng 1.500 kcal một ngày và phải ăn càng nhạt càng tốt.

Các chọn nước mắm ngon và an toàn

VTV News dẫn thông tin Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế khuyến cáo rằng, khi chọn mua nước mắm, người tiêu dùng cần căn cứ vào các đặc điểm như màu sắc, độ đạm, hương vị.

Cụ thể, về màu sắc, n­ước mắm chuẩn ngon có màu nâu vàng, nâu vàng đến nâu đỏ, vàng rơm hay cánh gián trong suốt, không vẩn đục. Không chọn nước mắm có màu xanh xám vì có thể nước mắm đó bị biến chất.

Muốn kiểm tra thật chuẩn màu của chai nước mắm, nên để chai đối diện với nguồn sáng, lắc chai mạnh, sau đó dốc ngược, nếu thấy có những cục lởn vởn từ đáy chai rơi xuống nghĩa là có dấu hiệu kết tủa, tuyệt đối không sử dụng. Có chất kết tủa này có thể là muối và một số phụ gia khác được cho thêm trong qúa trình đóng gói.

Hàm lượng đạm là thông tin phản ánh chất lượng của nước mắm luôn nằm trên bao bì của sản phẩm. Đây cũng là một mẹo nhanh chóng giúp phân biệt nước mắm thật - giả. Căn cứ theo Tiêu chuẩn Việt Nam về nước mắm (TCVN 5107:2003) có 4 loại sau: độ đạm lớn hơn 30 độ là loại đặc biệt, độ đạm lớn hơn 25 độ là loại thượng hạng, độ đạm lớn hơn 15 độ là loại hạng 1, độ đạm lớn hơn 10 độ là loại hạng 2. Như vậy, độ đạm càng cao thì càng quyết định chất lượng của mắm.

Nước mắm truyền thống được thủy phân từ cá, phơi nắng để không khí tiếp xúc, sử dụng men tiêu hóa có sẵn trong ruột cá để ức chế vi khuẩn, chuyển protein trong thịt thanh đạm dễ hấp thụ. Độ đạm tự nhiên của nước mắm nguyên chất sản xuất theo phương pháp truyền thống từ 30 đến 40 độ, đôi khi đạt đến 43 - 45 độ (rất hiếm). Loại nước mắm cao đạm tự nhiên thường có màu cánh gián nâu đỏ, độ đặc sánh và vị đậm đà.

Thông thường, nước mắm ngon thì sẽ mang một mùi vị thơm nhẹ, mặn ngọt hài hòa và bùi bùi. Nếm thử mà thấy mặn chát một cách khó chịu ở đầu lưỡi thì có thể là do độ đạm thấp hoặc sử dụng chất phụ gia không đảm bảo.

Nguyễn Linh (T/h)

Tin nổi bật