Mong chờ động vật biết nói ở Ba Lan
Người dân Ba Lan tin rằng các con vật được ban tặng khả năng biết nói trong đêm Giáng sinh. Bởi theo truyền thuyết, Chúa Jesus giáng sinh bên máng cỏ vốn là máng đựng thức ăn của gia súc và khi người chào đời, các loài vật trong trang trại đã cúi đầu chào đón.
Ảnh minh họa.
Do đó, các loài vật được ban tặng món quà có khả năng nói tiếng người trong đêm 24/12. Nhiều trẻ em Ba Lan sẽ thường cố gắng trò chuyện với các con chó, mèo là thú cưng của chúng trong đêm Noel.
Những chiếc giày chứa đầy sôcôla ở Đức
Vào tối ngày 5/12, một ngày trước Ngày lễ Thánh Nicholas, trẻ em Đức sẽ đánh giày và để chúng trên đường phố hoặc gần lò sưởi. Sau đó, những đứa trẻ sẽ thấy giày chứa đầy sôcôla và đồ ngọt từ Thánh Nicholas như một phần thưởng đặc biệt.
Ảnh minh họa.
Quýt và những món quà nhỏ cũng thường được tặng kèm trong giày, tương tự như ý tưởng về một chiếc tất Giáng sinh.
Trượt patin ở Venezuela
Nhiều người sẽ dành thời gian đêm Giáng sinh với bạn bè tại quán rượu địa phương, số khác uống chocolate và xem một bộ phim tại nhà. Với người dân Venezuela, đây là một đêm trượt patin thú vị.
Ảnh minh họa.
Vào đêm Giáng sinh, người dân thủ đô Caracas sẽ di chuyển đến các địa điểm linh thiêng dự thánh lễ trên giày trượt.
Trượt băng dịp này là truyền thống phổ biến đến mức nhiều con phố cấm ôtô để người dân trượt patin an toàn và tận hưởng không khí lễ hội vui vẻ.
'Hội chị em' của ông già Noel ở Trung Quốc
Nếu đang ở Trung Quốc vào dịp Giáng sinh, bạn sẽ ngạc nhiên khi không thấy các chú lùn giúp đỡ ông già Noel.
Ảnh minh họa.
Ông già Noel ở Trung Quốc được gọi là 'Sheng dan Lao ren' và vô số 'chị em' giúp đỡ ông. Vì vậy, thay vì những chú lùn yêu tinh tai nhọn thì các 'trợ lý' của ông già Noel lại là hội 'chị em bạn dì'.
Đón Giáng sinh sớm ở Hà Lan
Trái ngược với Vương quốc Anh, buổi tối ngày 5/12 là ngày Giáng sinh thú vị nhất đối với trẻ em vì đây là thời điểm 'Sinterklaas' mang quà đến.
Trẻ em sẽ để một chiếc giày bên lò sưởi, hát tiếng Hà Lan các bài hát Giáng sinh và chờ quà đến.
Sự kiện này đánh dấu sự bắt đầu của mùa lễ hội và ông già Noel của Hà Lan thường sẽ đến sớm vào giữa tháng 11 để tham gia nhiều sự kiện và các cuộc diễu hành khác nhau.
Ông già Noel lướt sóng ở Australia và Mỹ
Giáng sinh ở Australia là mùa hè, thời tiết nóng nực. Do đó người dân và du khách đã quen thuộc với hình ảnh các ông già Noel mặc bộ đồ Giáng sinh đỏ rực, chân đi ủng và lướt sóng trên mặt biển.
Ảnh minh họa.
Truyền thống lan rộng sang Mỹ, đặc biệt vào sáng ngày 24/12, mọi người từ khắp đất nước tụ tập để xem hàng trăm người lướt sóng trong trang phục ông già Noel trên bãi biển Cocoa ở bang Florida.
Mua xổ số dịp Giáng sinh ở Tây Ban Nha
Xổ số Giáng sinh ở Tây Ban Nha hay El Gordo, diễn ra vào ngày 22/12 tại Madrid, là một trong những giải xổ số lớn nhất thế giới vì tiền thưởng lên đến 2 tỷ euro. Hầu hết mọi người dân Tây Ban Nha đều mua xổ số. Truyền thống này bắt đầu từ năm 1812 và đến nay nó vẫn là một truyền thống thú vị, được người dân Tây Ban Nha yêu thích.
Ảnh minh họa.
Biểu tượng đón Giáng sinh là 1 chú dê ở Thụy Điển
Ở Thụy Điển, biểu tượng của giáng sinh không phải là ông già Noel hay cây thông mà là một chú dê khổng lồ được làm từ rơm, người dân địa phương thường gọi là Yule Goat. Bức tượng rơm này thường cao khoảng 13m. Bức tượng rơm nổi tiếng nhất đặt ở quảng trường lâu đài tại thị trấn Gävle, Thụy Điển.
Ảnh minh họa.
Lễ hội đèn lồng dịp Giáng sinh ở Philippines
Giáng sinh cũng là một dịp lễ phổ biến ở Đông Nam Á và được nhiều người hưởng ứng. Người dân ở đảo quốc này trang trí Giáng sinh với những chiếc đèn lồng xinh đẹp với màu sắc rực rỡ được gọi là “parol”, tượng trưng cho ngôi sao Giáng sinh Bethlehem. Người dân Philippines cũng tổ chức lễ hội đèn khổng lồ vào dịp Giáng sinh, mang đến một trải nghiệm độc lạ cho du khách.
Ảnh minh họa.
Ăn gà rán KFC ở Nhật Bản
Truyền thống giáng sinh ở đất nước mặt trời mọc vô cùng hiện đại. Cụ thể, người dân sẽ đặt hàng từ chuỗi cửa hàng đồ ăn nhanh KFC để chào mừng ngày lễ giáng sinh. Truyền thống này bắt nguồn từ một chiến dịch quảng cáo vào năm 1974 có tên “Kurisumasu ni wa kentakkii!” (Giáng sinh phải ghé KFC) và còn sức ảnh hưởng cho đến ngày nay.
Ảnh minh họa.
Nguyễn Linh (T/h)