Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Đời thường của thiếu tá tình báo 6 lần bị cưa chân

(DS&PL) -

Trong một lần đi làm nhiệm vụ, thiếu tá Nguyễn Văn Thương bị địch phát hiện và bắt giữ. Dụ dỗ không thành, chúng dùng cực hình, cưa chân ông hết lần này tới lần khác.

Trong một lần đi làm nhiệm vụ, thiếu tá Nguyễn Văn Thương bị địch phát hiện và bắt giữ. Dụ dỗ không thành, chúng dùng cực hình, cưa chân ông hết lần này tới lần khác.

Ngôi nhà của thiếu tá tình báo Nguyễn Văn Thương (76 tuổi) nằm sâu trong con hẻm nhỏ trên đường Bình Lợi ( phường 13, quận Bình Thạnh, TP.HCM). Do mất cả 2 chân nên mỗi khi có khách đến thăm, ông phải nhờ khách mở cửa giúp.

 

Thiếu tá Thương sinh ra và lớn lên ở Tây Ninh, trong gia đình có bố mẹ đều hoạt động cách mạng. Năm 20 tuổi, ông nộp đơn tình nguyện xin tham gia quân ngũ.

 

Sau thời gian huấn luyện, ông được chuyển về đơn vị trinh sát và bảo vệ cho đồng chí Võ Văn Kiệt tại liên khu Sài Gòn - Chợ Lớn. Sau đó, ông được giới thiệu làm công tác tình báo.

 

Tháng 12/1969, ông được lệnh về Sài Gòn lấy tài liệu mật. Trên đường về, ông bị địch phát hiện và bắt giữ.

 

Địch bắt và dụ dỗ cho nhiều tiền, nhà lầu, xe hơi… nhưng ông nhất quyết không khai.

 Không thể khuất phục bằng tiền bạc, địch dùng búa đập nát chân ông. “Chúng đưa tôi ra, dùng búa đập nát chân vì cho rằng như thế sẽ khiến tôi không còn hoạt động tình báo được nữa”, ông nhớ lại.

 

Không chỉ tra tấn một lần. Chỉ trong vòng 3 tháng bị bắt giữ, chúng đã cưa chân thiếu tá Thương tới 6 lần. Mỗi lần vết thương cũ vừa lành, địch lại lôi ông ra cưa tiếp. "Những lúc như vậy, tôi vẫn không hề hé lộ một lời, ông tâm sự.

 

Sau những đợt tra tấn dã man mà không khai thác được thông tin, ông bị đưa về trại giam Hố Nai. Dù đã mất đôi chân, nhưng trong thời gian bị giam giữ, ông vẫn viết truyền đơn gửi anh em trong tù.

 

Bị phát hiện, chúng đầy ông ra trại giam ở Phú Quốc. Mãi đến năm 1973, sau Hiệp định Paris, ông mới được thả tự do trở về đoàn tụ với gia đình.

 

Sau khi trở về, cơ thể không lành lặn khiến việc sinh hoạt của ông gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, bằng ý chí của người lính, ông đã vượt qua tất cả để sống mạnh khỏe. Sáng sớm, ông thường cùng vợ mình, cũng từng là một nữ chiến sĩ cách mạng, và cháu nội đi dạo gần nhà.

 Tuy nhiên, di chứng chiến tranh khiến sức khỏe ông không giảm sút, trí nhớ không còn minh mẫn như xưa.

 Thiếu tá Nguyễn Văn Thương thường được mời đi nhiều địa phương để kể về cuộc chiến đấu của mình cho lớp trẻ. Qua đó, giúp họ hiểu hơn về những cống hiến của cha ông.

Tin nổi bật