Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

“Đọ” vốn điều lệ 4 “ông lớn” ngành vàng: Bảo Tín Minh Châu, PNJ, DOJI, Mi Hồng

  • Vân Anh
(DS&PL) -

PNJ, DOJI, Bảo Tín Minh Châu và Vàng Mi Hồng là những doanh nghiệp kinh doanh vàng lâu năm và có tiếng hiện nay trên thị trường hiện nay.

1Bảo Tín Minh Châu

Bảo Tín Minh Châu là một thương hiệu bán vàng có tiếng lâu năm tại Hà Nội. Giới thiệu trên website của mình, doanh nghiệp này cho biết có hơn 34 năm phát triển, Bảo Tín Minh Châu hiện nay có 3 cơ sở kinh doanh tại Hà Nội và trên 200 đại lý trên toàn quốc, với 2 dòng sản phẩm chính là Vàng rồng Thăng Long và Vàng trang sức chất lượng cao.

Còn thông tin trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, Công ty TNHH Bảo Tín Minh Châu được thành lập năm 1995, có địa chỉ trụ sở chính tại phố Trần Nhân Tông, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, TP.Hà Nội.

Theo một công bố được Bảo Tín Minh Châu cập nhật vào tháng 5/2018, vốn điều lệ công ty đạt 100 tỷ đồng. Cơ cấu cổ đông bao gồm ông Vũ Minh Châu (sinh năm 1953) góp 90,170% và ông Vũ Phương Nam nắm giữ 9,830% còn lại.

Hiện nay, ông Châu được cập nhật giữ vai trò Tổng Giám đốc kiêm người đại diện pháp luật Bảo Tín Minh Châu.

Ông Vũ Minh Châu đã nhận là số 1. Ông khẳng định: “Nếu vẫn kinh doanh vàng, tôi sẽ luôn luôn là số 1. Những doanh nghiệp ngang tầm hoặc những công ty TNHH sẽ khó có thể vượt qua được thương hiệu Bảo Tín Minh Châu, ngoại trừ đó là những tập đoàn tài chính như tôi đã nói”.

Trước đó, ông Vũ Minh Châu chia sẻ để thao túng được thị trường vàng Việt Nam thì cá nhân không bao giờ làm được mà đó phải là các tổ chức có tiềm lực tài chính mạnh. Nếu thật sự thị trường vàng bị thao túng thì nên đặt câu hỏi với các tổ chức tài chính hoặc doanh nghiệp kinh doanh vàng được “chống lưng” bởi những công ty mẹ đứng sau. Chính bản thân như công ty cũng đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi sự cạnh tranh không cân sức này, thông tin trên tạp chí Công dân Khuyến học.

2. Vàng bạc đá quý DOJI 

Theo báo Lao động, tập đoàn vàng bạc đá quý DOJI tiền thân là Công ty Phát triển Công nghệ và Thương mại TTD được thành lập ngày 28/7/1994 và gắn liền với tên tuổi của doanh nhân Đỗ Minh Phú.

Đến năm 2007, để kiện toàn bộ máy, Công ty TTD chính thức đổi tên thành Công ty Cổ phần Vàng bạc Đá quý và Đầu tư Thương mại DOJI. Năm 2009, DOJI tiến hành tái cấu trúc và chính thức đổi tên thành Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI, hoạt động theo mô hình mẹ - con.

Cập nhật tại tháng 12/2021, vốn điều lệ Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI đạt 4.500 tỷ đồng, cơ cấu cổ đông không được tiết lộ.

Tính đến hiện nay, Tập đoàn DOJI có 14 công ty thành viên hoạt động theo mô hình công ty mẹ - con, 4 công ty liên kết góp vốn, 50 chi nhánh, gần 200 trung tâm và hơn 400 đại lí trên toàn quốc.

Vốn chủ sở hữu của Tập đoàn đạt 6.000 tỷ đồng, tổng tài sản 15.000 tỷ đồng và tổng số lao động gần 3.000 cán bộ nhân viên.

Tính đến thời điểm tháng 10/2023, bà Đỗ Vũ Phương Anh (sinh năm 1980) đảm nhiệm vai trò Tổng Giám đốc kiêm người đại diện pháp luật Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI.

3. Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ)

PNJ được ra đời từ năm 1988, với hình hài là Cửa hàng kinh doanh Vàng bạc Phú Nhuận, năm 1992 mới đổi tên thành Công ty vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ). Sau khoảng 35 năm hình thành và phát triển, tính đến cuối tháng 9/2023, PNJ đã có 402 cửa hàng kinh doanh trên cả nước, số lượng nhân viên lên đến 7.379 người. Bên cạnh đó, PNJ có 3 công ty con.

Cập nhật tại tháng 2/2023, PNJ nâng vốn điều lệ từ 2.462 tỷ đồng lên 3.282 tỷ đồng. Ông Lê Trí Thông (sinh năm 1979) được cập nhật là Tổng Giám đốc kiêm người đại diện pháp luật và bà Cao Thị Ngọc Dung (sinh năm 1957) đảm nhiệm vai trò Chủ tịch HĐQT công ty.

Tuy nhiên, mới đây, PNJ đã thông báo phát hành cổ phiếu ESOP với giá chỉ bằng 1/4 giá thị trường dựa trên kết quả lợi nhuận năm 2022. Trong đợt ESOP lần này, PNJ dự kiến phát hành 6.559.922 cổ phiếu, giá 20.000 đồng/cổ phiếu, chiếm 2% tổng lượng cổ phiếu đang lưu hành. Phương án phát hành được thông qua tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023.

Theo thông báo của PNJ, thời gian nhận tiền mua cổ phiếu là từ ngày 15/12 – 29/12. Sau phát hành, vốn điều lệ của PNJ dự kiến tăng từ gần 3.282 tỷ lên 3.347 tỷ đồng.

4. Vàng Mi Hồng

Tại khu vực phía nam, Công ty TNHH Mi Hồng (Vàng Mi Hồng) là doanh nghiệp kinh doanh vàng thân thuộc với đa số người dân ở đây.

Tiệm Vàng Mi Hồng được thành lập vào năm 1989, là doanh nghiệp chuyên kinh doanh vàng và dịch vụ cầm đồ.

Giới thiệu trên website, Vàng Mi Hồng cho biết hiện nay có một trụ sở chính và 6 chi nhánh tại TP.HCM. Ngoài ra, thương hiệu này còn các chi nhánh tại Bến Tre và Tiền Giang.

Thông tin trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp được cập nhật vào tháng 6/2023 của Vàng Mi Hồng cho thấy, vốn điều lệ công ty đạt 200 tỷ đồng. Cơ cấu cổ đông bao gồm ông Nguyễn Tu Mi sở hữu 51% vốn doanh nghiệp và bà Phạm Thị Hồng nắm giữ 49% còn lại.

Ông Nguyễn Tu Mi (sinh năm 1963) đồng thời đảm nhiệm vai trò Tổng Giám đốc kiêm người đại diện pháp luật công ty.

Vân Anh (T/h)

Tin nổi bật