Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Điều gì xảy ra khi bạn ăn 2 lát gừng ngâm giấm mỗi ngày?

  • Đinh Kim (T/h)
(DS&PL) -

Gừng ngâm giấm có nhiều lợi ích đối với sức khỏe nhưng bạn cần lưu ý một số điều khi ăn, không nên lạm dụng món này.

Trong Đông y, gừng được chia làm 2 loại chính, bao gồm gừng tươi (Sinh Khương) và gừng khô (Can Khương) với hai dược tính khác nhau, theo thông tin trên VTC News. Trong nấu ăn, bạn nên sử dụng gừng tươi, có mùi thơm, sẽ kích thích vị giác, phòng ngừa ngộ độc và tán hàn giải biểu. 

Gừng tươi làm cho cơ thể đổ mồ hôi, toát nhiệt ra bên ngoài, chính là tán hàn giải biểu. Công dụng này của củ gừng phát huy tốt nếu như cơ thể vừa nhiễm hàn lạnh như trúng gió hay dính nước mưa. Bạn chỉ cần pha nước ấm nóng với mật ong.

Gừng ngâm giấm có nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Ảnh minh họa

Bài thuốc gừng ngâm giấm rất tốt, có nhiều công dụng đối với sức khỏe. Theo như các sách Đông y ghi chép lại, gừng ngâm giấm có tác dụng ngăn ngừa bệnh tật, làm ấm bụng, ấm dạ dày, đồng thời hỗ trợ xương khớp và thúc đẩy tiêu hoá.

Thông tin trên trang Sohu, các chuyên gia đã nêu rõ một số tác dụng của việc ăn 2 lát gừng ngâm giấm mỗi ngày, cụ thể như sau:

Làm ấm dạ dày, ấm bụng

Gừng vốn là thực phẩm tính ấm, giúp bổ tỳ ích khí, làm ấm dạ dày và giảm đầy hơi, nấc cụt, cũng như các triệu chứng khó chịu khác do tỳ vị hư hàn gây ra.

Thúc đẩy tiêu hóa

Cả giấm và gừng đều có khả năng kích thích tiết axit dạ dày, đẩy nhanh nhu động ruột cùng lưu lượng máu, hỗ trợ tiêu hóa. Chất gingerol có trong gừng có thể kích thích dây thần kinh vị giác của lưỡi, với tác dụng khai vị, bổ tỳ và tăng cảm giác thèm ăn.

Hỗ trợ giảm viêm khớp

Gừng chứa gingerol có thể kích thích các mạch máu, cũng như tăng tốc độ lưu thông, tuần hoàn máu. Việc thường xuyên ăn gừng ngâm giấm có thể  giúpgiảm các triệu chứng như sưng khớp, đau do viêm khớp gây ra. Bạn cũng có thể dùng dung dịch gừng ngâm giấm để xoa bóp.

Trì hoãn lão hóa

Chất gingerol ở trong gừng ngâm giấm khi vào bên trong cơ thể con người có thể giúp sản sinh ra chất chống oxi hóa, có công dụng trì hoãn lão hóa rất tốt. Ngoài ra, món này chứa một số axit amin và men vi sinh có lợi, rất tốt đối với việc thúc đẩy, trao đổi chất của con người.

Giải đờm, giảm ho

Đối với những người bị ho hay ho có đờm, việc ăn một lượng phù hợp gừng ngâm giấm có thể giúp làm dịu cổ họng, giảm đờm và ho.

Lưu ý, mặc dù gừng ngâm giấm có lợi ích đối với cơ thể nhưng đây chỉ là sản phẩm hỗ trợ, không phải là thuốc chữa bệnh. Do đó, bạn không nên lạm dụng món này, chỉ nên ăn 2-3 lát nhỏ gừng ngâm giấm mỗi lần.

Thông tin trên VietNamNet, lương y Đỗ Minh Tuấn (Hội Đông y Hà Nội) cho hay, mỗi ngày, bạn chỉ nên ăn tối đa 3 lát gừng, ăn quá nhiều sẽ không tốt, không sử dụng liên tục trong thời gian dài. Ngoài ra, bạn không được ăn gừng ngâm giấm khi bụng đói do có thể gây tổn thương dạ dày vì gừng có tính nóng.

Bạn chỉ nên ăn tối đa 3 lát gừng mỗi ngày, ăn quá nhiều sẽ không tốt. Ảnh minh họa

Bạn không nên ăn gừng vào buổi tối. Tuy nhiên, trước khi ngủ, bạn có thể cho vài lát gừng ngâm giấm vào chậu nước ấm và ngâm chân trong 30 phút cho đến khi nước nguội hẳn. Bạn sử dụng liên tục trong khoảng 1,5 tháng, làn da của bạn sẽ được cải thiện, chứng mất ngủ cũng không còn.

Người bị nóng trong, hay lở miệng, táo bón, hay phụ nữ có thai, mắc bệnh gan... không nên ăn gừng ngâm giấm, tránh những tác dụng phụ không mong muốn đối với cơ thể. Người bị viêm khớp, mỡ máu có thể thêm 20ml nước giấm nhằm tăng thêm tác dụng.

2 cách sử dụng gừng ngâm giấm

Cách 1: Chuẩn bị 0,5kg gừng tươi, giấm gạo hoặc là giấm táo và 1 chiếc lọ thủy tinh có nắp đậy kín. Lưu ý, bạn chọn những củ gừng còn tươi mới có hiệu quả, giúp lưu thông máu, hỗ trợ hệ tiêu hóa.

Trước tiên, bạn rửa sạch gừng rồi thái lát mỏng. Sau đó, bạn xếp gừng vào bình thủy tinh và cho thêm 200ml giấm. Cuối cùng, bạn đóng chặt nắp bình thủy tinh và đem bảo quản trong tủ lạnh. Ngâm gừng trong giấm khoảng 7 ngày thì lấy ra sử dụng.

Cách 2: Đổ giấm vào nồi, nấu trên lửa nhỏ cho tới khi sôi, tắt bếp và thêm đường vào, nêm nếm sao cho hỗn hợp có vị chua ngọt. Đợi đến khi giấm nguội, bạn cho gừng cắt lát vào trong lọ thủy tinh, đổ giấm vào rồi đậy kín, để khoảng 1 ngày là có thể lấy ra dùng được. Lưu ý, bảo quản gừng ngâm giấm ở nơi thoáng mát hoặc là ngăn mát tủ lạnh.

Tin nổi bật