Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Diễn biến xung quanh dịch Covid-19: Như thế nào là đại dịch?

(DS&PL) -

Trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát trên nhiều quốc gia và khu vực trên thế giới, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã tuyên bố dịch bệnh Covid-19 trở thành đại dịch toàn cầ

Trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát trên nhiều quốc gia và khu vực trên thế giới, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã tuyên bố dịch bệnh Covid-19 trở thành đại dịch toàn cầu.

Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus phát biểu tại cuộc họp báo tại Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: Chinanews

Đại dịch là gì?

Trong buổi họp báo hôm 11/3, Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nói rằng WHO quan ngại sâu sắc về cả mức độ lây lan và nghiêm trọng đáng báo động, "Do đó chúng tôi đưa ra đánh giá rằng Covid-19 là một đại dịch toàn cầu".

Trước tuyên bố WHO, nhiều người đặt ra câu hỏi đại dịch là gì? Các điều kiện gì để công bố đại dịch?

Được biết, thuật ngữ "đại dịch" hay Pandemic là một từ có nguồn gốc từ Hy Lạp. Trong đó Pan ("tất cả") và demos ("người"), là thuật ngữ được sử dụng bởi các chuyên gia về bệnh khi dịch bệnh lây lan tới nhiều quốc gia và lục địa cùng một lúc. Bất chấp nỗi sợ hãi toát lên từ tên gọi của nó, "đại dịch" đề cập sự lây lan của một căn bệnh, không phải chỉ bởi mức độ lây lan của nó mà còn là sự nguy hiểm của nó đối với toàn cầu.

trên thế giới, chỉ có WHO mới được quyền tuyên bố đại dịch. Việc tuyên bố đại dịch không có cấp độ chính thức nhất định nào và WHO cũng không sử dụng hệ thống phân cấp cũ như hồi năm 2009, kể cả khi số lượng người tử vong, nhiễm bệnh và số lượng quốc gia bị ảnh hưởng có nhiều đến mấy.

Một khi WHO tuyên bố đại dịch, nhiều khả năng sự lây lan trong cộng đồng sẽ xảy ra, khi đó các chính phủ và hệ thống y tế của những nước đó cần đảm bảo rằng họ đã sẵn sàng để chống dịch. Có thể thấy việc WHO "nâng cấp" dịch Covid-19 từ dịch bệnh lên thành đại dịch là vì dịch bệnh đã lan rộng trên toàn thế giới. Trước đây, khi dịch Covid-19 mới chỉ bùng phát chủ yếu tại Trung Quốc và một vài quốc gia nên WHO chỉ đánh giá đó là một bệnh dịch.

Trong buổi họp báo ông Tedros cũng nhấn mạnh: "Diễn tả tình hình hiện nay là đại dịch sẽ không thay đổi những đánh giá của WHO đối với mối đe dọa từ virus corona. Nó không thay đổi những gì WHO đang làm và cũng không thay đổi những gì các nước nên làm".

Điều này có nghĩa việc gọi Covid-19 là đại dịch toàn cầu không phải là nó đã trở nên nguy hiểm hơn mà chỉ cho thấy rằng nó đã lan rộng trên toàn cầu.

Ông Tedros cũng kêu gọi thế giới không tập trung vào từ "dịch bệnh" hay "đại dịch" mà tập trung vào năm lĩnh vực chính: phòng ngừa, chuẩn bị, y tế công cộng, lãnh đạo chính trị và người dân.

Ông cũng chỉ ra rằng các quốc gia vẫn có thể thay đổi tiến trình của đại dịch này và đây là đại dịch đầu tiên có thể được kiểm soát hiệu quả nhất trong lịch sử.

Các nước nên làm gì?

WHO một lần nữa kêu gọi các quốc gia xác định, kiểm tra, điều trị, cách ly và theo dõi công dân của họ để đảm bảo hạn chế ít nhất có thể người bị nhiễm bệnh, ngăn chặn căn bệnh lây lan khắp cộng đồng.

Mặc dù hơn 118.000 trường hợp đã được báo cáo ở 114 quốc gia, nhưng hơn 90% các trường hợp tập trung ở 4 nước: Trung Quốc, Ý, Hàn Quốc và Iran. Vẫn còn khoảng 81 quốc gia và vùng lãnh thổ chưa có ca nhiễm nào và khoảng 57 quốc gia chỉ ghi nhận dưới 10 trường hợp nhiễm bệnh.

Tuy nhiên, vẫn còn một mối lo ngại là nhiều quốc gia hành đồng chưa đủ nhanh hoặc chưa thực hiện những biện pháp nhanh chóng và tích cực.

WHO ủng hộ chính phủ huy động tất cả các lĩnh vực để ứng phó hoàn toàn với khủng hoảng dịch bệnh, bởi vì dịch bệnh không chỉ ảnh hưởng đến ngành y tế mà còn nhiều lĩnh vực khác nhau.

Ông Tedros nói rằng ngay cả các quốc gia có dân số lớn hay có nhiều trường hợp lẫy nhiễm trong cộng đồng cũng có thể đảo ngược diễn biến của đại dịch, một vài quốc gia trên thế giới đã chứng minh rằng virus có thể bị ức chế và kiểm soát.

Người dân nên làm gì?

Tâm lý lo lắng về sự bùng phát đại dịch là điều dễ hiểu. WHO nhấn mạnh rằng nguy cơ lây nhiễm là thấp nếu bạn không ở trong khu vực có ổ dịch lan rộng hoặc nếu bạn chưa đi đến khu vực có virus lây lan hoặc không tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh.

Tuy nhiên, tất cả chúng ta có trách nhiệm bảo vệ bản thân và những người khác. Chúng ta nên rửa tay thường xuyên, giữ khoảng cách ít nhất một mét với bất kỳ ai ho hoặc hắt hơi, và tránh tiếp xúc thân thể khi chào hỏi như bắt tay...

Sử dụng tay hoặc khăn giấy để che mũi miệng khi ho hoặc hắt hơi xổ mũi. Tránh chạm vào mắt, mũi và miệng khi tay chưa được vệ sinh sạch sẽ.

Tự tạo cho bản thân thói quen rửa tay, thường xuyên lau chùi và khử trùng sàn nhà, các bề mặt dễ tiếp xúc với virus. Chú trọng giữ gìn sức khỏe và tăng cường sức đề kháng.

Cảnh giác với những thông tin sai lệch

Cách tốt nhất để có được thông tin đáng tin cậy là trang chủ của WHO, trang web chính thức chính phủ, Bộ Y tế hay thông tin từ cơ quan chức năng địa phương...

WHO cảnh báo rằng nhiều thông tin sai lệch và lừa đảo đang lưu hành trực tuyến, gây hoang mang dư luận. Điều này làm giảm hiệu quả của công tác phòng chống và ngăn chặn dịch bệnh.

Hoa Vũ (Theo Sina)

Tin nổi bật