Căn cứ quy định Luật Giao thông đường bộ năm 2008, xe ô tô, bao gồm cả rơ-moóc hoặc sơ-mi rơ-moóc được kéo theo và các loại xe tương tự ô tô khác, khi tham gia giao thông đường bộ phải được kiểm tra định kỳ chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
Về việc xử lý vi phạm, theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP, người điều khiển ô tô quá hạn đăng kiểm từ 1 tháng trở xuống tham gia giao thông có thể bị phạt hành chính 3-4 triệu đồng và bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 đến 3 tháng.
Người điều khiển ô tô quá hạn đăng kiểm từ 1 tháng trở lên tham gia giao thông sẽ bị xử phạt 4-6 triệu đồng và tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 đến 3 tháng.
Nếu xe quá hạn đăng kiểm dưới 1 tháng (kể cả rơ-moóc và sơ-mi rơ-moóc) tham gia giao thông, thì chủ phương tiện sẽ bị xử phạt 4-6 triệu đồng đối với cá nhân, 8-12 triệu đồng đối với tổ chức.
Đi ô tô hết hạn đăng kiểm bị phạt bao nhiêu tiền, chi tiết nhất. Ảnh minh họa
Nếu xe quá hạn đăng kiểm trên 1 tháng (kể cả rơ-moóc và sơ-mi rơ-moóc) tham gia giao thông, thì chủ phương tiện sẽ bị xử phạt 6-8 triệu đồng đối với cá nhân, 12-16 triệu đồng đối với tổ chức.
Nếu chủ xe đồng thời là người điều khiển xe hết hạn đăng kiểm thì mức phạt tiền sẽ được áp dụng như đối với chủ xe và hình phạt bổ sung là tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 1-3 tháng.
Việc tạm giữ phương tiện không áp dụng với lỗi hết hạn đăng kiểm.
Về thẩm quyền xử phạt và lập biên bản vi phạm hành chính đối với việc sử dụng ô tô hết hạn đăng kiểm, Nghị định 100/2019/NĐ-CP không nhắc đến các đơn vị kiểm định xe cơ giới cũng như các đăng kiểm viên.
Như vậy, khi đưa ô tô đã quá hạn đăng kiểm đi kiểm định, người điều khiển phương tiện không bị xử phạt lỗi quá hạn đăng kiểm, mà chỉ bị phạt nếu tham gia giao thông.
Với ô tô đã quá hạn đăng kiểm, cần phải gọi xe cứu hộ đến kéo xe đi đến trung tâm đăng kiểm làm các thủ tục theo quy định, cũng như đảm bảo an toàn giao thông trên đường và người tham gia giao thông.