Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Đến thăm làng Tây Mỗ – Ngôi làng lên hàng trăm bộ phim Việt Nam

  • Như Quỳnh (T/h)
(DS&PL) -

Với vẻ đẹp cổ kính, bình dị, làng Tây Mỗ đã trở thành bối cảnh quen thuộc trong nhiều bộ phim nổi tiếng như "Đất và người", "Gió làng Kình", "Ma làng",...

Làng Tây Mỗ ở đâu?

Theo báo Lao động, cách trung tâm thành phố Hà Nội về phía Tây khoảng 5km, làng Tây Mỗ (thuộc phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm, TP.Hà Nội) mang nét trầm ngâm, cổ kính. Trong ngạn ngữ về đất Thăng Long Hà Nội có câu “Nhất Mỗ, nhì La, thứ ba Canh, Cót” để nói về cảnh đẹp và truyền thống văn hóa của nơi đây. “Mỗ” ở đây chính là làng Tây Mỗ và Đại Mỗ. Làng Tây Mỗ có nhiều người tài năng, đỗ đạt. Đại Mỗ có “Tam vị đại Vương”.

Làng Tây Mỗ là một ngôi làng có bề dày truyền thống Nho học, vị trí giao thông thuận lợi cho việc giao lưu, buôn bán, có nghề dệt thủ công ổn định để nâng cao thu nhập cho người dân. 

Làng Tây Mỗ (thuộc phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm, TP.Hà Nội) mang nét trầm ngâm, cổ kính. Ảnh: Báo Dân trí.

Ngôi làng mang nét đặc trưng làng quê Bắc bộ  

Là một làng ngoại thành Hà Nội gồm 6 thôn có những ngõ nhỏ ngoằn nghèo, những nhà thờ họ, bến nước, sân đình rêu phong vô cùng bình dị. Bởi mang đậm dáng dấp của làng quê truyền thống miền Bắc lại vô cùng cổ kính nên nơi đây thường được các đoàn phim chọn làm bối cảnh.

Con đường đi qua chùa Tây Mỗ với hình ảnh con đường gạch, rặng tre um tùm, giờ đây để thuận lợi cho việc đi lại, chính quyền đã thay đổi đường đất dẫn vào làng thành đường bêtông nhưng cây đa cổ thụ vẫn được giữ lại nguyên vẹn. Các nhà làm phim thường ghi hình nhiều nhất ở đây. 

Đi vào trong làng, điểm đầu tiên dễ thấy chính là đình làng - biểu tượng của làng. Đình làng Tây Mỗ được xây dựng vào đầu thế kỉ XVII - nơi lưu giữ bản sắc phong thần vào năm thứ 28 đời vua Lê Cảnh Hưng và 12 đạo sắc phong niên đại từ thời vua Lê Cảnh Hưng tới thời vua Khải Định cùng nhiều dị vật có giá.

Ngôi làng mang đậm dáng dấp của làng quê truyền thống miền Bắc. Ảnh: Báo Dân trí.

Đình được xây dựng vào đầu thế kỷ 17, đến nay vẫn được bảo tồn và giữ gìn nguyên vẹn. Hiện trong đình còn lưu giữ bản sắc phong thần vào năm thứ 18 đời vua Lê Cảnh hưng, và 12 đạo sắc phong niên đại từ thời vua Lê Cảnh Hưng tới thời vua Khải Định, cùng nhiều di vật có giá trị lịch sử khác. 

Năm 2010, đình được trùng tu 1 lần và là một trong các công trình kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. 

Ở làng Tây Mỗ, bên cạnh những ngôi nhà cao tầng, ta sẽ bắt gặp những ngôi nhà cổ mái ngói, 3, 5 gian, niên đại đến hàng trăm năm. Đặc biệt là từ đường của những dòng họ lớn, đã có lịch sử lâu đời ở làng. 

Trước những ngôi nhà như thế luôn có khoảng sân to, rộng, được lát gạch, có khuôn viên hai hông, men theo lối nhỏ từ cổng vào nhà. 

Một trong những công trình nhà cổ, từ đường nổi bật nhất ở làng Tây Mỗ, đó là nhà thờ cổ dòng họ Nghiêm Xuân và nhà thờ họ Trần Đăng. 2 công trình này đều mang những nét đặc trưng nhất của kiến trúc nhà ở vùng nông thôn Bắc bộ xưa. 

Vẻ đẹp cổ kính của làng Tây Mỗ. Ảnh: Báo Lao động.

Theo Tổ quốc, năm 2001, nhà từ đường 8 mái của dòng họ lần đầu tiên được đưa lên bộ phim "Bác Cả - người sung sướng". Điểm đặc biệt của nhà thờ tự không chỉ ở kiến trúc 8 mái, mà bên trong có bức thiều châu dát vàng, hai bia đá chữ Hán Nôm lưu danh người đỗ đạt của dòng họ, và rất nhiều binh khí cổ.

Còn với nhà thờ của dòng họ Trần Đăng, tính đến nay đã có tuổi đời lên đến 100 năm. Đây cũng là ngôi nhà thờ tự dòng họ có tuổi đời lâu nhất làng. 

Bên cạnh các nét tương đồng với nhà thờ cổ dòng họ Nghiêm Xuân, nhà thờ của dòng họ Trần Đăng có diện tích lớn hơn, phía trước nhà, còn có ao cá rộng lớn, kế bên sân vườn. 

Chính những đặc điểm trên đã khiến Đình làng và 2 ngôi nhà cổ được nhiều đoàn làm phim hay ekip các chương trình truyền hình, lựa chọn để làm bối cảnh cho tác phẩm của mình. Một phần vì bối cảnh quá hợp với kịch bản, một phần để quảng bá nét đẹp ngôi làng cổ Việt Nam.

Tin nổi bật