Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Đề xuất thanh lý hàng nghìn container phế liệu vô chủ tại cảng biển

(DS&PL) -

Chủ tịch Chi hội Nhựa tái sinh Việt Nam đề xuất cho phép bán lại nhựa phế liệu vô chủ nhưng đủ quy chuẩn cho những doanh nghiệp đã được cấp phép.

Chủ tịch Chi hội Nhựa tái sinh Việt Nam đề xuất cho phép bán lại nhựa phế liệu vô chủ nhưng đủ quy chuẩn cho những doanh nghiệp đã được cấp phép.

Theo thống kê của cục Hàng hải Việt Nam - bộ Giao thông vận tải, đến thời điểm hiện tại có khoảng 10.000 container phế liệu tồn đọng tại cảng biển Việt Nam, tập trung lớn nhất tại các khu vực cảng: Hải Phòng có khoảng 1.223 container nhựa phế liệu, 93 container giấy phế liệu, 2.360 container hàng đã qua sử dụng; khu vực TP.HCM có 2.300 container tồn đọng.

So sánh với số liệu của Tổng cục Hải quan đầu năm 2019, có trên 20.000 container phế liệu tồn đọng ở các cảng thì con số 10.000 container tồn hiện nay đã cho thấy các chính sách của Chính phủ đã phát huy được tác dụng.

Hiện tại, có khoảng 10.000 container phế liệu tồn đọng tại cảng biển Việt Nam. Ảnh minh họa

Ông Hoàng Đức Vượng - Chủ tịch chi hội Nhựa tái sinh Việt Nam, theo quy định trước đây, hàng dỡ xuống cảng rồi, doanh nghiệp mở tờ khai mới ký quỹ, nếu không đúng chất lượng, bị từ chối thì hàng nằm cảng. Nếu không ký quỹ thì Nhà nước lấy tiền đâu xử lý? Thế nhưng hiện nay, Nghị định 40/2019/NĐ-CP đã giải quyết được vấn đề này.

Theo đó, trên vận đơn có tên doanh nghiệp đã được bộ Tài nguyên và Môi trường chứng nhận, doanh nghiệp nào lớn, làm ăn bài bản mới được cấp phép. Doanh nghiệp chịu trách nhiệm trên vận đơn rồi thì quy trách nhiệm cho chính doanh nghiệp.

Trước khi dỡ hàng, doanh nghiệp cũng phải ký quỹ 20% giá trị lô hàng thì cơ quan Hải quan mới cho hàng xuống cảng. Tức là đã có người chịu trách nhiệm, nên tới đây không có doanh nghiệp nào dám làm sai vì sợ bị rút giấy phép và phải chịu trách nhiệm xử lý vấn đề môi trường.

Vì vậy, hiện nay, doanh nghiệp nhập khẩu về thì đa số đều là "hàng sạch", đúng quy chuẩn. Tuy nhiên, dù đã có các chính sách quy định rõ ràng nhưng việc xử lý các container phế liệu tồn tại các cảng hiện nay vẫn gặp khó khăn.

Theo ông Trịnh Thế Cường -  Trưởng phòng Vận tải và Dịch vụ hàng hải, cục Hàng hải Việt Nam, khó khăn lớn nhất đó là sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước và doanh nghiệp, chủ hàng xuất nhập khẩu.

Thực tế, trong quá trình xử lý, một số chủ hàng đã có mặt phối hợp nhưng một số chủ hàng thì “biệt vô âm tín”. Trước tình hình đó, cơ quan chức năng đã phải giải quyết theo Nghị định 29/2018/NĐ-CP về xử lý hàng vô chủ và Thông tư 203/2014/TT-BTC xác lập quyền sở hữu Nhà nước đối với hàng vô chủ để xử lý. Nguyên nhân nữa là do khó khăn về kinh phí và khó khăn về mặt môi trường để xử lý đối với hàng tồn đọng.

 “Tôi đề xuất nên cho phép thanh lý hàng tồn tại cảng. Cụ thể, cho phép bán lại nhựa phế liệu vô chủ nhưng đủ quy chuẩn Việt Nam cho những doanh nghiệp đã được cấp phép. Còn nhựa không đủ quy chuẩn thì cho các doanh nghiệp xử lý chất thải hoặc có doanh nghiệp nào đủ điều kiện bóc tách, thu hồi nhựa có giá trị cao; phần tạp chất không đáp ứng được thì thuê nhà máy xử lý rác thải để xử lý. Với cách này, sẽ tiết giảm được chi phí lưu công, lưu bãi”, ông Vượng đề xuất.

Vũ Đậu (T/h)

Tin nổi bật