Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Dạy trẻ tập nói sớm để phát triển ngôn ngữ ngay từ nhỏ

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Dạy trẻ tập nói là giai đoạn đầu tiên giúp bé phát triển kỹ năng ngôn ngữ ngay từ nhỏ.

(ĐSPL) - Dạy trẻ tập nói là giai đoạn đầu tiên giúp bé phát triển kỹ năng ngôn ngữ ngay từ nhỏ.

Với mỗi ông bố bà mẹ, khoảnh khắc được nghe tiếng con nói, được nghe con gọi "bố, mẹ" là một niềm vui không thể tả hết thành lời. Không ai khác, cha mẹ chính là những người đầu tiên ảnh hưởng đến khả năng ngôn ngữ của trẻ. Cùng tham khảo những gợi ý dưới đây để kích thích bé biết nói sớm hơn.

Kể cả khi trẻ chưa đến tuổi tập nói, bố mẹ - những người tiếp xúc gần gũi với trẻ nhiều nhất – nên nói chuyện với bé thật thường xuyên.

Đặt đồ yêu thích trước mặt bé nhưng không cho bé chạm tới

Để đồ ăn, con gấu bông bé ưa thích, bông hoa đẹp,... hay bất kể vật gì bé thấy hứng thú trước mặt bé nhưng bé không thể với tới được. Khi bé có phản ứng quơ tay đến và tỏ ý muốn có được vật đó, bạn hãy nói mẫu từ chỉ vật đó cho bé bập bẹ theo.

“Tám” với bé thường xuyên

Kể cả khi trẻ chưa đến tuổi tập nói, bố mẹ - những người tiếp xúc gần gũi với trẻ nhiều nhất – nên nói chuyện với bé thật thường xuyên, kể cả khi cho bé ăn, bé đi tắm hay bé chơi đùa,... để bé quen với việc nói năng, phát triển khả năng ngôn ngữ.

Sau một ngày làm việc, mẹ có thể thủ thỉ với bé chuyện hôm nay mẹ làm những gì, mẹ gặp ai,..., khi chuẩn bị cho bé ăn, hãy kể cho bé nghe thực đơn hôm nay của bé là gì,..., mặc dù bé không hiểu gì cả nhưng những câu chữ này sẽ là bước đệm hình thành nhận thức trong bé về việc giao tiếp.

Trong quá trình nuôi dạy trẻ, nếu để ý bạn sẽ thấy, sau một thời gian trò chuyện với bé, bé sẽ có thể chăm chú nghe hay quay đi tìm người đang nói chuyện với bé.

Không bắt chước ngôn ngữ của bé

Trẻ tập nói có xu hướng nói ngọng, nói không chuẩn như “uống nước” thành “uốn nướt”, “thịt gà” thành “chịt gà”,... Mọi người trong gia đình thường thấy thế rất đáng yêu và nhại theo những câu chữ ngô nghê của bé, vô tình khiến bé chậm nói chuẩn và thành tật khó sửa. Vì thế, bất cứ khi nào thấy bé phát âm sai, bố mẹ phải uốn nắn lại ngay lập tức.

Cho bé gặp gỡ nhiều người

Tạo cho bé cơ hội tiếp xúc với nhiều người, đặc biệt là các bạn đồng trang lứa càng nhiều càng tốt. Môi trường giao tiếp đa dạng sẽ làm bé hứng thú với việc trò chuyện hơn.

Ngay cả khi bé mới chỉ biết “ê a”, hãy chú ý bắt chuyện với con với một thái độ thích thú

Hát cho trẻ nghe và dạy trẻ hát

Thường xuyên hát cho trẻ nghe những bài hát vui nhộn, ngôn từ dễ hiểu, trong sáng và dạy trẻ hát theo bạn. Giai điệu của âm nhạc dễ đi vào nhận thức của trẻ hơn, góp phần làm phong phú vốn từ của trẻ, kích thích trẻ nhanh biết nói và nói tốt hơn, hay hơn.

Đọc sách cho bé nghe

Thường xuyên đọc sách và cho trẻ xem tranh. Khi đọc sách cho trẻ nghe, người lớn cần phải chú ý đọc to, rõ ràng và phát âm phải thật chuẩn xác.

Luôn luôn đáp lời bé

Ngay cả khi bé mới chỉ biết “ê a”, hãy chú ý bắt chuyện với con với một thái độ thích thú, nhiệt tình và tạo cho con cơ hội để đáp trả lại. Bé sẽ bắt đầu hiểu rằng, từ lúc còn rất nhỏ, giao tiếp là cho đi và nhận lại.

Cổ vũ bé nhiệt tình

Khi bé mới bắt đầu bập bẹ, thậm chí mới chỉ phát ra những âm thanh vô nghĩa, hãy dành cho bé lời khen thật nhiệt tình, tích cực, có thể kèm phần thưởng, để bé tăng độ tự tin, thích nói hơn và tiếp tục học nói.

Mốc phát triển ngôn ngữ bình thường của trẻ từ 4 – 36 tháng tuổi.

Từ 4 – 6 tháng tuổi, mẹ có thể nghe thấy những âm thanh ríu rít khi chơi đùa cùng con. Trẻ bắt đầu bập bẹ và đôi khi phát ra những âm thanh như thể con đang tiếp chuyện với mọi người. Từ 7 – 12 tháng tuổi, bé có thể bập bẹ một số từ đơn giản như “ma ma”, “ba ba”.... Đây là những từ phổ biến nhất mà những đứa trẻ có thể phát ra đầu tiên; bập bẹ khoảng 4 âm tiết hay nhiều hơn giống câu ngắn mà không có từ thực sự.

Từ 13 – 18 tháng tuổi: trẻ còn có thể chỉ vào tranh bằng một ngón tay; dùng nhiều phụ âm (p,b,m,n,h); lấy được các đồ vật nằm trong tầm nhìn; có thể hiểu hơn 50 từ; giảm cử chỉ dùng lời nói nhiều hơn để giao tiếp...

Từ 19 – 24 tháng tuổi: Con có thể kết hợp 2 từ với nhau để tạo thành một câu đơn giản như “ôm con, bế con...”. Khi bé 2 tuổi, con có thể sử dụng được những câu đơn giản gồm 2-4 từ.

Từ 25 – 36 tháng tuổi: Từ 2 tuổi đến 3 tuổi, vốn từ vựng của bé được mở rộng liên tục và bé có thể cảm nhận được tất cả những điều mẹ nói. Ở giai đoạn 3 tuổi, bé có thể giao tiếp lưu loát với mẹ trong một cuộc trò chuyện khá dài. Hơn nữa, nó có thể kết nối nhiều từ hơn để tạo thành câu dài.

Đức An (Tổng hợp)

Xem thêm video:

 [mecloud]Zdj9lWUZx2[/mecloud]

Tin nổi bật