Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Đang ăn lẩu thì bếp từ bất ngờ phát nổ, nguyên nhân từ "vật bất ly thân" của nhiều người

  • Như Quỳnh
(DS&PL) -

Mặc dù bếp từ có vẻ an toàn và tiện ích hơn so với bếp gas, thực tế lại cho thấy chúng ẩn chứa nhiều nguy cơ liên quan đến an toàn.

Bếp điện từ hay bếp từ đang trở thành lựa chọn phổ biến trong nhiều gia đình, và không thể phủ nhận lợi ích của chúng. Loại bếp này không chỉ đảm bảo hiệu suất cao mà còn mang đến sự an toàn, đặc biệt là trong gia đình có trẻ nhỏ, vì chúng có khả năng nguội nhanh và có tính năng khóa an toàn.

Tuy nhiên, dù nhiều ưu điểm đến mấy mà chúng ta sử dụng sai cách thì cũng có thể dẫn đến những sự cố đáng tiếc.

Vào năm 2019, khi ông Vương và gia đình đang ngồi ăn lẩu tại một nhà hàng ở An Huy (Trung Quốc), một vụ nổ bất ngờ đã xảy ra. Tai nạn này làm 6 người bị thương, bao gồm gia đình ông Vương đang ngồi ăn lẩu ngay trên bàn và nhân viên của nhà hàng.

Tai nạn này làm 6 người bị thương. Ảnh: Weibo.

Cuộc điều tra của cảnh sát sau đó đã chỉ ra rằng vụ tai nạn xảy ra do bếp từ trong nhà bếp phát nổ. Nguyên nhân của vụ nổ là do một người trong gia đình để điện thoại gần bếp. 

Điện thoại thường chứa các nguyên tố kim loại như sắt và các thành phần khác bên trong. Chúng có thể dễ gây nổ nếu đặt gần bếp từ. Do đó, khi sử dụng bếp từ, ngoài việc chỉ sử dụng các dụng cụ nấu ăn an toàn, quan trọng không đặt bất kỳ vật liệu kim loại nào khác lên bề mặt bếp từ. Điều này đặc biệt quan trọng với điện thoại di động để tránh nguy cơ nổ.

Mặc dù bếp từ có vẻ an toàn và tiện ích hơn so với bếp gas, thực tế lại cho thấy chúng ẩn chứa nhiều nguy cơ liên quan đến an toàn. 

Thiết bị hoạt động dựa trên hiện tượng từ tính. Khi bật bếp, dòng điện sẽ chạy qua cuộn dây đồng đặt dưới mặt kính bếp và sinh ra dòng từ trường trong phạm vi vài milimet trên mặt bếp. Lúc này, chúng sẽ kết hợp lại, đưa nhiệt độ làm nóng đáy nồi, từ đó làm chín thức ăn bên trong.

Bếp điện từ sử dụng bức xạ sóng điện từ để làm nóng thức ăn. Tuy nhiên, các bức xạ sóng điện từ này có cường độ rất thấp nên hầu như không ảnh hưởng đến sức khỏe con người mà chỉ đủ để gây nhiễu một số thiết bị điện tử gần đó.

Nhiều chuyên gia cho rằng, sử dụng bếp điện từ đúng cách cần phải vệ sinh chúng thường xuyên, đặc biệt là những vết dầu mỡ, vết thức ăn loang lổ trên bề mặt của bếp. Nếu không vệ sinh sạch sẽ, về lâu dài có thể gây mất chênh lệch nhiệt độ, dễ nứt vỡ mặt kính.

Người dùng cần trang bị riêng một bộ nồi riêng, phù hợp với bếp, giúp nấu ăn hiệu quả và không gây lãng phí điện năng. Ảnh minh họa.

Ngoài ra, các chuyên gia còn khuyến khích sử dụng bếp ở nhiệt độ thích hợp, không nên bật nhiệt độ cao nhất và liên tục. Cách tốt nhất là người dùng chỉ nên sử dụng nhiệt độ tối đa trong khoảng vài phút đầu chu trình nấu nướng, sau đó phải chuyển sang chế độ trung bình hoặc nhiệt độ thấp.

Việc lựa chọn dụng cụ nấu ăn cũng phải chú ý. Khác với bếp gas, bếp từ được đánh giá "kén" nồi hơn. Vì vậy người dùng cần trang bị riêng một bộ nồi riêng, phù hợp với bếp, giúp nấu ăn hiệu quả và không gây lãng phí điện năng.

Nồi dùng cho bếp từ nên được làm bằng inox, gang, sắt hoặc thép không gỉ. Những chất liệu này có khả năng nhiễm từ và hấp thụ nhiệt tốt, giúp tiết kiệm năng lượng và đạt hiệu quả cao hơn. Bên cạnh đó, ưu tiên lựa chọn các loại có đáy bằng phẳng. Việc đáy nồi không bằng phẳng khi được trang trí trí quá nhiều cũng sẽ ảnh hưởng phần nào tới khả năng hấp thụ và truyền nhiệt từ bếp đến nồi xoong.

Khi chọn mua nồi cho bếp từ, cũng nên cân đối dựa trên kích thước của bếp, không nên mua nồi quá to hay quá nhỏ so với bếp. Người dùng cũng có thể xem dưới đáy nồi, nếu có ký hiệu cuộn dây điện trở từ trường như hình ảnh dưới đây, thì sản phẩm đó phù hợp dùng trên bếp từ.

Như Quỳnh (T/h)

Tin nổi bật