Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Đại học duy nhất Việt Nam có ngành học tăng 100 bậc trên bảng xếp hạng thế giới

(DS&PL) -

Bốn nhóm ngành của trường đại học Bách khoa Hà Nội được xếp trong tốp 400 và 500 thế giới theo Bảng xếp hạng QS World University Ranking by Subject 2020.

Bốn nhóm ngành của trường đại học Bách khoa Hà Nội được xếp trong tốp 400 và 500 thế giới theo Bảng xếp hạng QS World University Ranking by Subject 2020.

Đại học Bách khoa Hà Nội.

Bảng xếp hạng QS World University Ranking by Subject (QS) vừa công bố bảng xếp hạng đại học thế giới theo ngành. Đại học Bách khoa Hà Nội xuất hiện trong 4 nhóm ngành Kỹ thuật Điện - Điện tử, Kỹ thuật Cơ khí, Hàng không và Chế tạo,Khoa học máy tính và Hệ thống thông tin, Toán học.

Trong đó, trường xếp ở vị trí 351-400 thế giới nhóm ngành Kỹ thuật Điện - Điện tử, tăng 50 bậc so với năm ngoái (401-450). Đại học Bách khoa Hà Nội cũng là đại diện duy nhất của Việt Nam.

Ở nhóm ngành Kỹ thuật Cơ khí, Hàng không và Chế tạo, đại học Bách khoa Hà Nội đứng trong nhóm 351-400, tăng 100 bậc so với năm 2019 (451-500).

Năm nay, thứ hạng nhóm ngành Khoa học máy tính và Hệ thống thông tin của trường tăng 50 bậc, từ 501-550 năm ngoái lên 451-500 năm nay.

Ngoài ra, hai trường khác của Việt Nam cũng xuất hiện trong bảng xếp hạng thế giới theo nhóm ngành này, gồm đại học quốc gia Hà Nội (501-550) và đại học quốc gia TP.HCM (551-600).

Năm 2020, lần đầu tiên nhóm ngành Toán học của đại học Bách khoa Hà Nội lọt vào top 500 thế giới theo đánh giá của QS.

Được biết, bảng xếp hạng này đánh giá thứ tự các trường đại học tốt nhất thế giới theo từng lĩnh vực, bao gồm 48 nhóm ngành chia thành 5 lĩnh vực chính. Bảng xếp hạng năm 2020 đưa vào xếp hạng 1,368 trường từ 158 quốc gia.

Các chỉ số đánh giá của bảng xếp hạng năm nay tập trung vào 4 tiêu chí: Uy tín trong giới học giả (Academic Reputation), uy tín đối với nhà tuyển dụng (Employer Reputation), số trích dẫn trung bình trên một bài báo (Citations per paper) và chỉ số H-index (đo lường năng suất và mức độ tác động của các công bố khoa học).

Uy tín trong giới học giả được đánh giá với trọng số cao nhất (chiếm đến 40%), chứng tỏ tầm ảnh hưởng của nhận định từ các đồng nghiệp đối với các trường ĐH trong lĩnh vực của họ. Bên cạnh đó, năm nay, có 22 triệu công bố khoa học cùng với 200 triệu trích dẫn đã được phân tích để đưa ra số liệu cho bảng xếp hạng này.

Thanh Tùng (T/h)

Tin nổi bật