Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Đại gia "quyền lực thứ 2" sau bầu Đức tại Hoàng Anh Gia Lai rút lui vì sao?

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Đại gia "người quyền lực thứ 2" ở công ty của bầu Đức là ông Nguyễn Văn Sự đã quyết định thôi giữ chức vụ Tổng giám đốc tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai.

(ĐSPL) - Đại gia "người quyền lực thứ 2" ở công ty của bầu Đức là ông Nguyễn Văn Sự đã quyết định thôi giữ chức vụ Tổng giám đốc tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai.
Vì lý do sức khoẻ, Tổng giám đốc Nguyễn Văn Sự đã uỷ quyền vị trí của mình cho ông Võ Trường Sơn. Ông Võ Trường Sơn, Phó tổng giám đốc phụ trách tài chính sẽ được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc. Còn ông Nguyễn Văn Sự - CEO trước kia - sẽ đảm nhiệm vị trí Phó tổng giám đốc tại tập đoàn này.
Trước đó, tại một sự kiện diễn ra ở Hà Nam, Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai cho biết, tạm thời giới thiệu ông Võ Trường Sơn là quyền Tổng giám đốc trong một sự kiện diễn ra tại Hà Nam.
Trước đó, người giữ vị trí Tổng giám đốc là ông Nguyễn Văn Sự, còn ông Sơn là Phó tổng giám đốc phụ trách tài chính. Ông Sự thôi điều hành vì vấn đề sức khỏe.
Ông Võ Trường Sơn, 42 tuổi, có học vị Thạc sĩ Tài chính. Tính đến cuối năm 2014, ông Sơn nắm giữ 603.654 cổ phiếu của Hoàng Anh Gia Lai, tương đương 0,08\% giá trị tập đoàn.
Ông Nguyễn Văn Sự, 57 tuổi, có học vị Cử nhân Kinh tế. Ông giữ vị trí Tổng giám đốc Hoàng Anh Gia Lai từ năm 2006. 
Tại tập đoàn của bầu Đức, ông Sự được biết đến như là người số 2. Trong đại hội cổ đông năm ngoái, ông từng có tuyên bố gây sốc: “Nếu lợi nhuận sau thuế không tăng hơn 50\% so với năm 2013, tôi sẽ xin từ chức”.

 Đại gia "người quyền lực thứ 2" ở công ty của bầu Đức là ông Nguyễn Văn Sự đã quyết định thôi giữ chức vụ Tổng giám đốc tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai từ cuối tháng 3/2015.

Video: Thấy gì từ mô hình nuôi bò của Hoàng Anh Gia Lai?

“Cặp bài trùng”
Bầu Đức là người có tầm ảnh hưởng đặc biệt đến chiến lược của HAGL. Ông cũng can thiệp không ít vào quá trình điều hành, đặc biệt là lĩnh vực đối ngoại.
Qua lăng kính truyền thông, nhiều người thấy ở HAGL chỉ có một Bầu Đức với khả năng nhìn thấy cơ hội từ sớm, quyết đoán, linh hoạt và táo bạo. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là một mình Bầu Đức có thể làm nên tất cả.
Trong thành công của HAGL không thể không nhắc đến vai trò của những người đứng sau ông, trong đó có “người quyền lực số 2 ở HAGL” Nguyễn Văn Sự.
Ông Nguyễn Văn Sự sinh năm 1958, quê ở Quảng Nam. Trước khi về đầu quân cho Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) với vị trí nhân viên kế toán vào năm 1994, ông đã có hơn 10 năm làm việc tại Sở Công nghiệp tỉnh Gia Lai. Một giai đoạn được ông Sự miêu tả là rất khó khăn, hai vợ chồng làm công chức không đủ nuôi một đứa con ăn học.
Đã hơn 20 năm kể từ ngày rời ghế công chức và đang điều hành một trong những doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam, nhưng với dáng vẻ gầy gò và khuôn mặt hơi khắc khổ, ông Sự cũng không khác một công chức kiểu ngày xưa là mấy.
Điểm đặc trưng của ông Sự, cũng như những lãnh đạo khác ở HAGL, là phong cách thời trang giản dị, có phần bụi bặm. Người ta thường chỉ thấy ông mặc quần jeans, bất kể với sơ mi hay áo pull và cả với áo vest.

Tại HAGL, ông Sự cũng là người có mức lương cao chỉ sau Bầu Đức. Năm 2013, ông Sự nhận 3,14 tỷ đồng tiền lương, trong khi Bầu Đức là 4,18 tỷ đồng. Tính đến 31/12/2014, ông sở hữu hơn 3,3 triệu cổ phiếu, tương đương 0,42\% giá trị của tập đoàn. Anh trai và 3 người em của ông Sự cũng có tên trong danh sách những người sở hữu cổ phiếu của Hoàng Anh Gia Lai.
Cũng như nhiều vị CEO khác ở các doanh nghiệp Việt Nam, nơi tầm ảnh hưởng của các ông chủ thường lớn hơn rất nhiều so với người điều hành, ông Sự cũng không là ngoại lệ. Thế nhưng, điều đó theo ông, không quan trọng.
“Kết quả kinh doanh của một doanh nghiệp là điều quan trọng nhất, chứ không phải ai là người quan trọng nhất. Trong bộ máy điều hành của một doanh nghiệp mình phải biết dung hòa. Ba Đức nói nhiều thì tất nhiên tôi phải nói ít lại”, ông Sự nói về điều này một cách đơn giản.
Theo chia sẻ của các nhân viên HAGL, ông Sự được xem là người có cá tính đối lập với Bầu Đức. Nếu như Bầu Đức rất nóng tính thì ông Sự lại rất mềm mỏng và khéo léo. Một quản lý cấp cao tại HAGL cho biết có những lúc nóng nảy Bầu Đức có thể cho thôi việc ngay một nhân viên nào đó, nhưng ông Sự lại xem xét mức độ, tính nghiêm trọng của sự việc rồi mới quyết định và thường là luân chuyển sang một lĩnh vực khác phù hợp hơn.
Có thể nói, chức năng điều phối, tổ chức, điều hành và kết nối chiến lược với Hội đồng Quản trị là những hoạt động quan trọng nhất của CEO. Và những bước thực thi chiến lược tại HAGL đã cho thấy khả năng điều phối của ông Sự.
Trên thực tế, hiếm doanh nghiệp nào có khả năng thực thi những chiến lược mới một cách nhanh chóng như vậy. Việc thực thi nhanh chiến lược trồng mía, bắp hay nuôi bò mới đây là một ví dụ.
Năm 2012 HAGL mới đưa ra quyết định trồng mía nhưng đến năm 2013 họ đã ghi nhận doanh thu và lợi nhuận từ lĩnh vực này. Hay như cây bắp, mặc dù chỉ mới có chiến lược này từ cuối năm 2013 nhưng theo ông Sự trong quý II/2014 báo cáo tài chính của HAGL sẽ có nguồn thu từ lĩnh vực này.
Ở hướng ngược lại, việc rút lui khỏi những lĩnh vực không mang lại hiệu quả (thường mất khá nhiều thời gian) cũng được HAGL thực hiện rất nhanh. Họ đã bán 4 dự án thủy điện tại Việt Nam chỉ trong vòng chưa đầy 6 tháng, kể từ khi họp quyết định đến khi hoàn tất thương vụ.
Cũng trong khoảng thời gian đó, kể từ khi tuyên bố cấu trúc lại mảng bất động sản, những dự án đầu tiên cũng đã được bán đi để mang tiền về cho HAGL. Theo thông tin công bố tại đại hội cổ đông, công ty con An Phú được lập ra để xử lý nợ của Tập đoàn đã thu về 1.050 tỉ đồng từ việc bán dự án tại Hiệp Bình Phước cho một đối tác trong nước. An Phú cũng đang tích cực tìm kiếm đối tác để bán khách sạn tại Đà Nẵng và resort tại Đà Lạt.
Bên cạnh khả năng thực thi, xuất thân từ dân kế toán nên chiến lược của ông Sự là quản lý hiệu quả. Ở HAGL có quy tắc chung là giám sát chặt tất cả nguồn lực ngay từ khâu đầu vào để sản phẩm đầu ra có giá thành cạnh tranh. Tất cả thành viên ban lãnh đạo tập đoàn đều sâu sát từng lĩnh vực đang phụ trách để kiểm soát giá, chống thất thoát.
Tại HAGL có một bộ phận phân tích, lập mô hình tính toán để giám sát chi phí. Tất cả những dự án của HAGL, từ ngành gỗ, đá, thủy điện, khoáng sản, cao su cho đến bất động sản... đều tuân thủ nguyên tắc giám sát cơ bản này và chi phí thực tế không vượt quá 5\% so với dự toán của mô hình.
Điều hành một tập đoàn đa ngành với hơn 20.000 nhân viên là chuyện không hề dễ dàng. Tuy nhiên, cũng giống như quan điểm của bầu Đức, ông Sự cho rằng điều quan trọng nhất để điều hành một tập đoàn đa ngành là con người và phân quyền.
“Không ai có thể biết hết mọi thứ, mình không biết nhưng người khác sẽ biết. Quan trọng là phải tìm cho ra người đó và giao quyền cho họ”, ông nói.
Mặc dù kín tiếng và ít xuất hiện hơn Bầu Đức, nhưng Bầu Đức và ông Sự có thể xem là hai cá tính bổ khuyết, cân bằng cho nhau trong quá trình điều hành. Trên thế giới đã có những cặp bài trùng như thế: Warren Buffet và Charlie Munger, Larry Page và Sergey Brin.
Tại Việt Nam cũng không hiếm gặp những “cặp bài trùng”, một người làm chiến lược và một người điều hành: Trương Gia Bình có Bùi Quang Ngọc (FPT), Trần Đình Long có Trần Tuấn Dương (Hòa Phát), Lê Phước Vũ có Trần Ngọc Chu (Hoa Sen), Dương Công Minh có Trần Văn Tĩnh (Him Lam).
Ngọc Anh (Tổng hợp)

Tin nổi bật