Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Đại án nghìn tỷ ở Đắk Nông: Bị cáo đã từng bị bắt nhiều lần

(DS&PL) -

Kết thúc ngày làm việc thứ nhất của phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ đại án lừa đảo nghìn tỷ xảy ra tại Ngân hàng ở Đắk Nông với nhiều diễn biến phức tạp.

(ĐSPL) – Kết thúc ngày làm việc thứ nhất của phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ đại án lừa đảo nghìn tỷ xảy ra tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Chi nhánh Đắk Lắk - Đắk Nông (VDB Đắk Lắk - Đắk Nông) với nhiều diễn biến phức tạp.
Đề nghị thay đổi Chủ tọa và đại diện Viện kiểm sát
Cụ thể, trongphần thủ tục phiên tòa sáng 11/3, bị cáo Đặng Thị Ngân (56 tuổi, nguyên giám đốc công ty TNHH Thủy Ngân) yêu cầu thay đổi chủ tọa phiên tòa và đại diện Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) tỉnh Đắk Nông vì cho rằng những người này không khách quan trong quá trình xét xử. Tuy nhiên sau khi hội ý, Hội đồng xét xử (HĐXX) không chấp nhận đề nghị của bị cáo Ngân vì không có căn cứ thay đổi thành viên HĐXX.
 Các bị cáo trước vành móng ngựa
Tham dự phiên xét xử sơ thẩm vụ đại án này, thành phần HĐXX gồm có 5 người, trong đó gồm 2 thẩm phán và 3 hội thẩm nhân dân. Giữ ghế  Chủ tọa phiên tòa là thẩm phán Nguyễn Ánh Loát, Phó chánh án TAND tỉnh Đắk Nông. Kiểm sát viên giữ quyền công tố và kiểm soát xét xử là ông Vũ Văn Sinh. Ngoài ra, phiên tòa còn có các hội thẩm, KSV dự khuyết.
Có tất cả 13 bị cáo bị đưa ra xét xử về các tội: lừa đảo chiếm đoạt tài sản, đưa hối lộ, nhận hối lộ, vi phạm các quy định về cho vay... Số người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan lên tới 30 người. Có 12 luật sư tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các bên đương sự. Riêng hồ sơ vụ án nặng tới 2 tạ và bản cáo trạng dày tới 33 trang, khung hình phạt cao nhất cho bị cáo tại phiên tòa này là tử hình.
Liên quan đến diễn biến phiên tòa, cũng trong phần làm thủ tục sáng 11/3, luật sư bào chữa cho bị cáo Ngân cũng đề nghị phải đưa ông Nguyễn Đình Chính (54 tuổi, chồng bị cáo Ngân, trú tại thôn 2, xã Nâm N’Jang, Cư Jut, Đắk Nông) tham gia tố tụng của vụ án với tư cách người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan do tài sản chung của vợ chồng ông Chính đã bị kê biên trong vụ án này.
Tặng xe BMW – X6 vì “thương” cán bộ ngân hàng không có xe đi
Trong phần trả lời thẩm vấn chiều 11/3, bị cáo Cao Bạch Mai (SN 1949, Giám đốc công ty TNHH TM & DV Minh Nhật) đã khai nhận hành vi vi phạm của mình.
Cụ thể, khi biết Nhà nước có chương trình tín dụng xuất khẩu lãi suất thấp, chỉ cần tài sản bảo đảm bằng 15\% vốn vay và hợp đồng kinh tế là được nên đã Mai đã tìm mọi cách để có thể được vay vốn. Để “hợp thức hóa” thủ tục pháp lý, Mai đã ra cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh) để tìm mối nhờ pháp nhân Trung Quốc ký, đóng dấu sẵn để về làm hợp đồng kinh tế khống về đưa vào hồ sơ vay vốn. Với những giấy tờ này, cựu Giám đốc công ty TNHH TM & DV Minh Nhật đã làm giả 70 hợp đồng vay vốn và rút được của Ngân hàng Phát triển Việt Nam là 1.005 tỷ đồng.
 Bị cáo Vũ Việt Hùng  
Mai cũng thừa nhận là đã mua xe BMW – X6 cho Vũ Việt Hùng (nguyên giám đốc ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Đắk Lắk - Đắk Nông), vào năm 2009 để được Vũ Việt Hùng tiếp tục cấp hạn mức tín dụng 350 tỷ đồng. Tuy nhiên, lý do tặng xe được Mai đưa ra là vì thấy Vũ Việt Hùng không có xe ô tô để đi, thấy thương nên mua tặng. Hành động đó hoàn toàn không phải là hối lộ.
Trước bản cáo trạng của VKS, Vũ Việt Hùng  (SN 1957 tại tỉnh Nam Định, thường trú phường Thắng Lợi, TP.Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk), nguyên Giám đốc Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) khu vực Đắk Lắk – Đắk Nông) cho rằng mình bị oan, đồng thời phủ nhận toàn bộ cáo trạng truy tố 3 tội danh (nhận hối lộ, lừa đảo chiếm đoạt tài sản và vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng).
Theo bị cáo Hùng, tất cả các hành vi liên quan đến việc cho vay đều được làm đúng theo quy định của Nhà nước, khề có chuyện ép nhân viên cấp dưới, việc cho các đối tượng vay lần sau để trả cho làm trước là không đúng, doanh nghiệp đều phải trả nợ xong mới được vay tiếp. 
Đứng trước những cáo buộc về việc nhật “quà lót tay” là chiếc BMW – X6, Hùng khẳng định mình hoàn toàn không nhận quà tặng, mà chỉ là Mai cho mượn với lời nhắn nhủ “thích đi đến bao giờ thì đi”.
Bị cáo đã từng bị bắt nhiều lần
Liên quan đến các đối tượng bị đưa ra xét xử trong vụ án này, như báo Sài Gòn Giải Phóng đã đưa tin, có bị cáo Cao Bạch Mai (SN 1949, Giám đốc công ty TNHH TM & DV Minh Nhật) là đã từng bị công an bắt nhiều lần.
Cụ thể, vào ngày 13/2/1981, Mai bị Công an tỉnh An Giang bắt về hành vi vượt biên trái phép.
Đến ngày 31/5/1990, Mai lại bị Công an tỉnh Long An bắt về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản XHCN.
Nhiều diễn biến phức tạp xảy ra tại phiên tòa
Vào ngày 11/11/1992, Mai tiếp tục bị Công an TPHCM bắt giữ về tội trộm cắp tài sản và bị TAND TPHCM tuyên phạt 8 năm tù giam, được đặc xá vào ngày 30/4/1998.
Sau khi ra tù, Mai chuyển đến sinh sống tại phường Tân Tiến, TP Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) vào năm 1999 và làm nghề mua bán mủ cao su.
Đến năm 2003, Mai thành lập Công ty Minh Nhật) và sinh sống tại thị trấn Ea Tlinh, huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông.
Trong phiên xét xử sơ thẩm vụ đại án lừa đảo nghìn tỷ xảy ra tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Chi nhánh Đắk Lắk - Đắk Nông (VDB Đắk Lắk - Đắk Nông), theo cáo trạng của VKS, bị cáo Cao Bạch Mai bị truy tố về hai tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 139 Bộ luật Hình sự và tội Đưa hối lộ theo Điều 289 Bộ luật Hình sự. Cụ thể là từ tháng 10/2008 đến tháng 7/2010, Cao Bạch Mai đã cùng với Trần Thị Xuân (SN 1964, Giám đốc công ty TNHH TM & DV Nhật Tân) sử dụng các hợp đồng xuất khẩu, tờ khai hải quan giả để vay vốn tín dụng xuất khẩu tại VDB khu vực Đắk Lắk – Đắk Nông tổng số tiền 1.943 tỷ 500 triệu đồng.
M.H (tổng hợp)

Tin nổi bật