Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Đà Nẵng đề xuất 3 phương án di dời ga đường sắt khỏi nội thành

(DS&PL) -

UBND TP Đà Nẵng vừa có văn bản lên Bộ Giao thông vận tải cùng xem xét, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xin chủ trương thực hiện Dự án di dời ga đường sắt

UBND TP. Đà Nẵng vừa có văn bản đề xuất với Bộ Giao thông vận tải xem xét 3 phương án di dời ga đường sắt l thống nhất, để cùng báo cáo Thủ tướng xin chủ trương thực hiện.

Báo Giao thông dẫn nguồn tin từ UBND TP Đà Nẵng cho biết, giai đoạn 1 của dự án (tại phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu) sẽ xây dựng tuyến tránh qua trung tâm thành phố dài 18,26 km.

Cụ thể gồm các hạng mục: cải tạo, nâng cấp đoạn tuyến cũ dài 7 km; xây dựng nhà ga hành khách mới với chức năng đón, trả khách thay cho khu ga Đà Nẵng hiện tại; nâng cấp ga Lệ Trạch; xây mới cầu Nam Ô và cầu Quan Nam, 1 cầu đường bộ vượt đường sắt và xây dựng 4 đường ngang tại các điểm giao cắt… Kinh phí đầu tư giai đoạn 1 là 3.451 tỷ đồng.

Phối cảnh dự án ga đường sắt Đà Nẵng mới (Ảnh: báo Giao thông)

Theo báo Tri thức trực tuyến, để di dời nhà ga giai đoạn 1, UBND TP. Đà Nẵng đề xuất 3 phương án.

Phương án 1 là đầu tư theo hình thức BT bằng quỹ đất tương ứng với giá trị thu được từ khu đất nhà ga cũ khoảng 1.192 tỷ đồng. Nhà đầu tư được quyền khai thác quỹ đất tại khu vực nhà ga cũ theo quy hoạch của thành phố. Phần còn lại gần 2.300 tỷ đồng sẽ kiến nghị Chính phủ đầu tư bằng vốn ngân sách Trung ương (vốn trái phiếu, vốn dự phòng trung ương hoặc ODA…).

Phương án 2, đầu tư theo hình thức BT kết hợp với hình thức BTL (Xây dựng - thuê dịch vụ - chuyển giao); đầu tư theo hình thức BT bằng quỹ đất tương ứng với giá trị thu được từ khu đất nhà ga cũ khoảng gần 1.200 tỷ đồng.

Nhà đầu tư được quyền khai thác quỹ đất tại khu vực nhà ga cũ theo quy hoạch của thành phố, phần còn lại hơn 2.250 tỷ đồng sẽ được đầu tư theo hình thức BTL. Khi hoàn thành, nhà đầu tư sẽ chuyển giao cho Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (ĐSVN) quản lý khai thác, sử dụng. Kinh phí chi trả cho nhà đầu tư được trích từ nguồn doanh thu của Tổng công ty ĐSVN; thời gian hoàn vốn của dự án là 16 năm.

Phương án 3, Đà Nẵng đề xuất đầu tư theo hình thức BT kết hợp với hình thức BOT (Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao). Thời gian hoàn vốn của dự án là 22 năm.

Liên quan đến vấn đề này, báo Đầu Tư cũng cho hay, sau khi phân tích 3 phương án trên, phương án 2 được đánh giá là khả thi với thời gian hoàn vốn dự án khoảng 16 năm, nhà nước không bỏ vốn ban đầu, chủ động trong việc triển khai thực hiện và Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam vẫn là đơn vị vận hành, khai thác tạo thuận lợi cho việc quản lý, điều hành.

Về Phương án đầu tư hoàn chỉnh bằng nguồn vốn ODA: sẽ đầu tư hoàn chỉnh toàn bộ dự án bao gồm thêm tuyến đường bộ kết nối nhà ga hành khách với quốc lộ 1A, hầm chui dưới ga mới kết nối Đông – Tây để phù hợp với quy hoạch của thành phố với tổng mức đầu tư là 6.731 tỷ đồng từ nguồn vay ODA.

Về cơ chế tài chính của phương án này, chi phí đối ứng trong nước chủ yếu là phục vụ công tác giải phóng mặt bằng với kinh phí 2.129 tỷ đồng (bao gồm dự phòng), trong đó dự kiến được 1.192 tỷ đồng từ nguồn khai thác quỹ đất khu vực nhà ga cũ, phần còn lại 937 tỷ đồng đề nghị Chính phủ cấp; công tác giải phóng mặt bằng phục vụ dự án do thành phó thực hiện.

(Tổng hợp)

Tin nổi bật