Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Cựu Thủ tướng Shinzo Abe: Người phá vỡ kỷ lục, nhà lãnh đạo tại vị lâu nhất của Nhật Bản

(DS&PL) -

Là nhà lãnh đạo tại vị lâu năm nhất của Nhật Bản, cựu Thủ tướng Shinzo Abe đã ghi lại những dấu ấn đặc biệt trong chương trình nghị sự của mình.

Gần 2 năm sau khi từ chức vì lý do sức khoẻ,c ựu Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã qua đời vào ngày 8/7 sau khi bị ám sát tại một buổi vận động tranh cử ở thành phố Nara, miền Tây đất nước. 

Trước khi rời nhiệm sở, ông Abe đã phá vỡ kỷ lục, trở thành vị thủ tướng tại vị lâu nhất của xứ sớ hoa anh đào. Ông Abe được bầu vào Nghị viện trong năm 1993. Sau đó, ông được chọn làm Chánh Văn phòng Nội các vào tháng 9/2005, trước khi trở Chủ tịch Đảng Dân chủ Tự do (LDP) tháng 9/2006.

Hình ảnh ông Shinzo Abe phát biểu tại Quốc hội Nhật Bản năm 2006 khi ông lên làm Thủ tướng. Ảnh: Press Pool

Ông lần đầu được bổ nhiệm vào vị trí thủ tướng ở tuổi 52, trong năm 2006, trở thành người trẻ tuổi nhất đảm nhận vai trò lãnh đạo Nhật Bản thời hậu chiến. Từ đó cho tới năm 2020, trước khi từ chức, ông Shinzo Abe được coi là biểu tượng của sự thay đổi và tuổi trẻ. Tuy nhiên, ông cũng là một chính trị hệ thứ ba được sinh ra trong một gia đình ưu tú của Nhật Bản. 

AFP nhận định, nhiệm kỳ thủ tướng đầu tiên của ông Abe là một nhiệm kỳ sóng gió, bị cản trở bởi các vụ bê bối và bất hòa và bị giới hạn bởi những đơn từ chức đột ngột.

Chính sách 'Abenomics'

Ông Shinzo Abe đã kết thúc nhiệm kỳ thủ tướng đầu tiên vào năm 2007 do bệnh viêm loét đại tràng, không lâu sau khi đảng ông thua trong cuộc bầu cử năm đó. Sau đó, khi sức khoẻ hồi phục, ông Abe đã tái xuất chính trường và trở lại vị trí thủ tướng vào năm 2012. Sự trở lại của ông Abe đã kết thúc thời kỳ hỗn loạn khi các thủ tướng Nhật Bản lần lượt từ chức chỉ sau khoảng 1 năm tại vị. 

Với việc Nhật Bản vẫn còn đang loạng choạng vì ảnh hưởng của thảm họa sóng thần năm 2011 và thảm họa hạt nhân sau đó ở Fukushima và một chính phủ đối lập bị đả kích vì sự lật lọng và kém năng lực, ông Shinzo Abe đã dẫn dắt nước Nhật Bản đi theo con đường tương đối an toàn với kế hoạch mang tên "Abenomics".

Hình ảnh ông Abe và vợ, bà Akie Abe, cùng chiếc áo đấu bóng chày mà họ nhận từ tiền vệ Nori Aoki vào năm 2015. Ảnh: Press Pool

"Abenomics" là kế hoạch phục hồi nền kinh tế Nhật Bản - nền kinh tế lớn thứ ba thế giới, nhưng đã rơi vào tình trạng trì trệ hơn 2 thập kỷ - liên quan đến chi tiêu của chính phủ, nới lỏng tiền tệ lớn và cắt giảm các quy định.

Bên cạnh đó, cựu Thủ tướng Abe cũng tìm cách thúc đẩy tỷ lệ sinh của đất nước bằng cách tạo điều kiện để các nơi làm việc thành địa điểm thân thiện hơn với các bậc cha mẹ, đặc biệt là các bà mẹ. Đồng thời, ông đã thông qua các đợt tăng thuế tiêu dùng gây tranh cãi để giúp tài trợ cho các nhà trẻ và lấp lỗ hổng trong hệ thống an sinh xã hội quá căng thẳng của Nhật Bản.

Dù các cải cách của ông Abe đã có một số tiến bộ, các vấn đề cơ cấu lớn hơn của nền kinh tế vẫn còn tồn tại. Giảm phát đã gặp khó khăn và nền kinh tế suy thoái ngay cả trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát vào năm 2020. Mức độ nổi tiếng của ông Abe ngày càng suy yếu hơn nữa trong đại dịch, khi cách tiếp cận của ông bị chỉ trích là bối rối và chậm chạp, khiến xếp hạng phê duyệt của ông giảm xuống mức thấp nhất trong nhiệm kỳ.

Vượt qua những "cơn bão chính trị"

Trên trường quốc tế, ông Shinzo Abe có quan điểm cứng rắn với Triều Tiên nhưng tìm kiếm vai trò kiến ​​tạo hòa bình giữa Mỹ và Iran.

Ông ưu tiên mối quan hệ cá nhân thân thiết với cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump trong nỗ lực bảo vệ liên minh quan trọng của Nhật Bản khỏi câu quan điểm "Nước Mỹ trên hết" thời gian đó, đồng thời cố gắng hàn gắn quan hệ với Nga và Trung Quốc.

Nhưng những nỗ lực này lại mang đến các kết quả khác nhau: Ông Trump vẫn mong muốn Nhật Bản chi trả nhiều hơn cho quân đội Mỹ đang đóng tại nước này, thỏa thuận với Nga về các đảo tranh chấp ở phía Bắc vẫn khó nắm bắt và kế hoạch mời Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm cấp nhà nước đã thất bại.

Ông Shinzo Abe và cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama tại đài tưởng niệm tại Trân Châu Cảng vào năm 2016, nơi xảy ra cuộc tấn công khốc liệt của quân Nhật Bản vào Mỹ trong Chiến tranh thế giới thứ 2. Ảnh: Press Pool

Cựu Thủ tướng Abe cũng theo đuổi quan điểm cứng rắn với Hàn Quốc về các tranh chấp thời chiến chưa được giải quyết và tiếp tục thực hiện các kế hoạch sửa đổi hiến pháp hòa bình của Nhật Bản.

Trong suốt nhiệm kỳ của mình, ông đã vượt qua các cơn bão chính trị bao gồm các cáo buộc về chủ nghĩa thân hữu làm sai lệch xếp hạng phê duyệt. Tuy nhiên, những việc này không quá ảnh hưởng tới tỷ lệ ủng hộ của người dân Nhật Bản đối với vị thủ tướng lâu đời, một phần được do là so sự yếu kém của phe đối lập.

Được biết, ông Shinzo Abe dự kiến ở lại vị trí thủ tướng đến cuối năm 2021, tạo cơ hội để ông tham gia vào sự kiện lớn cuối cùng trong nhiệm kỳ lịch sử của mình - Thế vận hội Olympic Tokyo 2020. Nhưng trong một thông báo gây bất ngờ, ông đã từ chức vào tháng 8/2020, sau khi tái phát của bệnh viêm loét đại tràng. 

Theo CNN, dù đã từ chức nhưng trong 2 năm qua, ông Shinzo Abe vẫn duy trì tầm ảnh hưởng của mình trên chính trường Nhật Bản và ông vẫn giữ vị trí lãnh đạo một phe chiếm đa số trong Đảng LDP. 

Hình ảnh cựu Thủ tướng Abe vận động tranh cử cho đảng LDP ngày 8/7. Ảnh: CNN 

Ngày 8/7, vị thủ tướng tại vị lâu nhất Nhật Bản đã đến thành phố Nara để tham gia một buổi vận động tranh cử cho các ứng viên đảng LDP trước thềm cuộc bầu cử Thượng viện. Tại đây, ông đã bất ngờ bị ám sát bằng súng và gục ngã. Ông Abe sau đó đã nhanh chóng được đưa tới bệnh viện cấp cứu nhưng đã rơi vào tình trạng hôn mê, tim phổi ngừng đập. 

Sau một thời gian được các bác sĩ tận tình chăm sóc, cựu thủ tướng Nhật Bản đã qua đời. 

Minh Hạnh (Theo AFP)

Tin nổi bật