Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Cuộc khủng hoảng tại Afghanistan sẽ ra sao trong năm 2022?

(DS&PL) -

Wall Street Journal nhận định Afghanistan đang trải qua một trong những năm tồi tệ nhất.

Taliban đã giành quyền lãnh đạo Afghanistan từ tháng 8/2021 với cam kết thay đổi và tôn trọng nhân quyền, đặc biệt là quyền phụ nữ. Tuy nhiên, đến nay, đã nhiều tháng trôi qua, Taliban vẫn chưa gây dựng đủ sự tin tưởng để được thế giới công nhận và đang bị Mỹ cắt khỏi hệ thống tài chính toàn cầu, đồng thời còn phải loay hoay tìm cácg khởi động lại nền kinh tế đã suy giảm hơn 40% kể từ cuộc rút quân của Mỹ hồi háng 8.

Afghanistan đang trải qua một trong những năm tồi tệ nhất. Ảnh: WSJ

Lên tiếng về tình hình hiện nay tại Afghanistan, Đại diện Liên hợp quốc tại Afghanistan, Deborah Lyons cho biết: "Chúng ta đang đứng trên bờ vực của một thảm họa nhân đạo có thể ngăn ngừa được". 

Trong khi đó, trước sự bất ổn ngày càng gia tăng ở miền Đông và miền Bắc Afghanistan, nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) đã tiến hành các cuộc tấn công ngày càng nhiều nhằm vào Taliban và nhóm dân tộc thiểu số Shiite của đất nước. Mối đe dọa khủng bố đó, kết hợp với quan điểm cứng nhắc của Taliban về các vấn đề như giáo dục cho phụ nữ, là lý do khiến các đại sứ quán của phương Tây tại Afghanistan khó có thể được mở cửa trở lại. 

Câu hỏi duy nhất được đặt ra trong bối cảnh ảm đạm này là cuộc khủng hoảng của Afghanistan có thể được kiềm chế tới đâu vào năm 2022. Liệu nạn đói đang rình rập có thúc đẩy hàng triệu người Afghanistan cố gắng tìm đường đến châu Âu, như cách hàng triệu người Syria đã làm trong năm 2014-2015? Liệu IS có đủ sức để bắt đầu tấn công các mục tiêu phương Tây từ Afghanistan? Và liệu trong năm tới, lượng thuốc phiện và các loại ma túy bất hợp pháp khác có tràn ra thế giới với mức độ kỷ lục, hiện là sinh kế chính của những người nông dân tuyệt vọng ở nhiều nơi trên đất nước?

Theo WSJ, dựa trên những kinh nghiệm trong quá khứ, cuộc khủng hoảng này có thể không chỉ ảnh hưởng tới Afghanistan mà còn lan ra khu vực. 

Bài học từ quá khứ

Trong lịch sử, Afghanistan đã trải qua chu kỳ trong đó có thời điểm nước này được Mỹ quan tâm mạnh mẽ rồi tới nhiều năm bị lãng quên gây ra hậu quả nghiêm trọng. Trong những năm 1980, Washington đã đầu tư nhiều công sức và vốn vào việc thúc đẩy cuộc kháng chiến của những chiến binh thánh chiến chống lại chính phủ do Liên Xô hậu thuẫn ở Kabul. Sau đó, mọi chuyện đã thay đổi khi Liên Xô sụp đổ vào năm 1991.

Được hỗ trợ bởi các lực lượng ủy thác trong khu vực, nhóm thánh chiến đã tham gia vào một cuộc nội chiến đẫm máu, cuối cùng đã thúc đẩy sự trỗi dậy của Taliban, dẫn đến các cuộc tấn công khủng bố kinh hoàng tại Mỹ ngày 11/9/2001.

Vụ tấn công khủng bố đã khiến Mỹ và đồng minh quyết định đưa lực lượng tới Afghanistan để đẩy lùi nhóm khủng bố al-Qaeda và lật đổ chế độ hà khắc của Taliban khi ấy. 

Các binh sĩ quân đội Afghanistan ở Mazar-e-Sharif hồi tháng 6, trước khi Taliban giành quyền kiểm soát khu vực vào tháng 8. Ảnh: WSJ

Giờ đây, sau hai thập kỷ can dự quân sự và ngoại giao căng thẳng, Washington và các đồng minh phương Tây đã quyết định rút quân về nước. Sau khi Taliban lên nắm quyền lãnh đạo đất nước, Mỹ và phương Tây đã đồng loạt đóng băng các khoản viện trợ cho Afghanistan vì lo ngại số tiền này sẽ rơi vào tay nhóm Hồi giáo.

Graeme Smith, đồng tác giả của một báo cáo gần đây về Afghanistan của Tổ chức giải quyết xung đột International Crisis Group, nhận xét: "Phương Tây muốn trừng phạt Taliban nhưng kìm hãm kinh tế là tự đánh bại. Lịch sử cho thấy rằng việc phớt lờ Afghanistan đã khiến các vấn đề trở nên phức tạp hơn. Di cư, khủng bố, ma túy: Tất cả những vấn đề này có thể gây mất ổn định khu vực và tràn sang châu Âu".

Tuy nhiên, Taliban đã bày tỏ sự lo ngại và mong muốn cải thiện quan hệ với Mỹ và thế giới để thuyết phục Washington giải phóng hơn 9 tỷ USD tài sản của ngân hàng trung ương Afghanistan. 

Quyền ngoại trưởng của chính phủ Taliban, Amir Khan Muttaqi, đã viết trong một bức thư ngỏ gửi Quốc hội như sau: "Sự đau khổ của một đứa trẻ bị suy dinh dưỡng, cái chết của một người mẹ vì thiếu các dịch vụ y tế, sự thiếu thốn của một người dân Afghanistan từ thức ăn, nơi ở, thuốc men và các nhu cầu chính khác không nên xảy ra vì lý do chính trị. Nếu tình hình này tiếp diễn, chính phủ và người dân Afghanistan sẽ phải đối mặt với các vấn đề và sẽ trở thành nguyên nhân dẫn đến tình trạng di cư hàng loạt trong khu vực và thế giới, sẽ tạo ra nhiều vấn đề nhân đạo và kinh tế hơn nữa". 

Sự nhẫn nhịn miễn cưỡng

Tuy nhiên, trong các cuộc đàm phán của họ với Mỹ và các quốc gia phương Tây khác cho đến nay, Taliban đã tỏ ra nhượng bộ một cách miễn cưỡng với các yêu cầu tôn trọng quyền của phụ nữ hoặc thành lập một chính phủ bao trùm hơn, những điều kiện quan trọng để quốc tế chấp nhận chế độ này. Chính quyền hiện tại của Taliban hầu như chỉ có các giáo sĩ dân tộc Pashtun, những người đã đóng vai trò nổi bật trong cuộc nổi dậy kéo dài 20 năm, trong đó có một số người được Mỹ đưa vào danh sách khủng bố toàn cầu. 

Đến nay, dù là ở Kabul hay các tỉnh khác tại Afghanistan, Taliban hầu hết chỉ mới cho thấy mong muốn duy trì sự gắn kết trong hàng ngũ và trao thưởng cho các chiến binh của họ hơn là lo lắng về việc giành được niềm tin từ phần lớn người Afghanistan cũng như cung cấp các dịch vụ cần thiết. Khi nền kinh tế tiếp tục "rơi tự do" và sự bất mãn ngày càng sâu sắc, một chiến lược như vậy của Taliban nhất định sẽ phản tác dụng.

Người Afghanistan đổi tiền tại một khu chợ ở Kabul vào cuối tháng 7. Khi Taliban giành được quyền kiểm soát đất nước, đồng tiền của Afghanistan bị mất giá trị và việc tháo chạy vốn đã trở thành một vấn đề đối với ngân hàng trung ương của nước này. Ảnh: WSJ 

Ông Mohamed Mohaqeq, một cựu lãnh chúa của cộng đồng Hazara hiện đang sống lưu vong ở Thổ Nhĩ Kỳ, nhận định: "Mùa đông đang đến với chúng tôi và Taliban đang yêu cầu những người không có gì ăn nuôi họ".

Theo ông, các chính trị gia như ông không kêu gọi các cuộc nổi dậy vũ trang vì họ muốn cho Taliban thêm vài tháng để thực hiện những lời hứa trước đây về việc chia sẻ quyền lực với các lực lượng chính trị Afghanistan khác. Tuy nhiên, ông Mohaqeq nhấn mạnh sự kiên nhẫn chỉ có giới hạn. Ông cho biết: "Mọi người đang chịu áp lực. Và cuối cùng, họ sẽ nổi dậy".

Minh Hạnh (Theo Wall Street Journal)

Tin nổi bật