Cuộc đối đầu giữa hai anh em của gia tộc giàu nhất Ấn Độ kéo dài cả thập kỷ thu hút sự quan tâm lớn của dư luận.
Mukesh và Anil Ambani được thừa kế đế chế Reliance khổng lồ - tập đoàn tư nhân lớn nhất Ấn Độ sau khi cha qua đời vào năm 2008. Tuy nhiên, trong khi tài sản của người anh, Mukesh, liên tục tăng và lên tới 60,1 tỷ USD thì người em lại sụt xuống dưới 2 tỷ USD, liên tục lâm cảnh bi đát.
Dhirubhai Ambani (1932-2002) là cha của Mukesh và Anil Ambani. Người này vốn được mệnh danh là "ông trùm" người Ấn Độ, từng được tờ báo Anh Sunday Times vinh danh trong hạng mục 50 doanh nhân có ảnh hưởng nhất tại châu Á. Năm 1960, từ bỏ công việc nhân viên tại trạm xăng ở Suez, Dhirubhai Ambani trở về quê hương Gujarat (Ấn Độ) để xây dựng công ty Reliance Commercial cùng với anh trai.
Tỷ phú Mukesh Ambani. Ảnh: Reuters |
5 năm sau, ông tách riêng ra và tiếp quản mảng sản xuất sợi tổng hợp polyeste. Năm 1977, Dhirubhai sáng lập tập đoàn Reliance Industries và lần lượt mở rộng sang các lĩnh vực hóa dầu và viễn thông.
Tròn 30 năm kể từ khi thành lập, tập đoàn Reliance Industries lọt top 500 công ty trị giá 100 tỷ USD trên thế giới theo xếp hạng của tạp chí Fortune, trở thành một trong những doanh nghiệp đắt giá nhất Ấn Độ và đưa gia đình Ambani lên vị thế gia đình giàu nhất châu Á.
Tuy nhiên, những xung đột bên trong gia đình giàu có nhất châu Á bắt đầu nảy sinh khi tỷ phú Dhirubhai đột quỵ ở tuổi 70.
Bận rộn với chuỗi kế hoạch mở rộng hoạt động kinh doanh sang lĩnh vực viễn thông và hóa dầu, ông chưa chuẩn bị sẵn sàng cho hai người thừa kế. Tranh chấp xảy ra giữa hai anh em Mukesh và Anil vì ông Dhirubhai không để lại di chúc.
Năm 2006, Mukesh Ambani và Anil Ambani, những người nắm quyền kiểm soát tập đoàn công nghiệp Reliance, đã cáo buộc nhau lừa dối cổ đông và gây cản trở cho quá trình phân chia hoạt động kinh doanh giữa hai bên.
Mâu thuẫn mới nhất giữa Anil Ambani, Giám đốc điều hành công ty truyền thông Reliance Communications, và anh trai Mukesh liên quan đến thương vụ sáp nhập trị giá 70 tỷ USD giữa Reliance Communications với công ty điện thoại di động MTN của Nam Phi.
Đã xuất hiện đề nghị Anil Ambani bán cổ phần của mình trong Reliance Communications cho MTN, nhưng ông anh Mukesh Ambani, người đang giữ danh hiệu giàu nhất Ấn Độ, lại cho rằng mình là người có quyền đầu tiên mua lại cổ phần của em trai. Ông cho biết, điều khoản này đã được nêu trong một thỏa thuận gia đình. Tuy nhiên, Anil khẳng định rằng thỏa thuận đó chưa bao giờ được thông qua.
Tỷ phú Dhirubhai (giữa) chụp cùng hai con trai Mukesh Ambani (trái) và Anil Ambani. Ảnh: The Hindu |
Giới quan sát phân tích rằng mấu chốt của mâu thuẫn mới nhất này giữa hai anh em tỷ phú Ấn Độ là vấn đề tài sản và ganh đua vị thế. Theo danh sách tỷ phú thế giới của tạp chí Forbes (Mỹ), Mukesh Ambani hiện là người giàu thứ 6 thế giới và vị trí ngay dưới ông, thứ 7, là em trai Anil Ambani.
Tổng giá trị tài sản của Anil là 42 tỷ USD, kém anh trai khoảng 1 tỷ USD. Nếu bán thành công cổ phần của mình trong Reliance Communications cho MTN, Anil sẽ vượt anh trai trong danh sách của Forbes.
Mukesh Ambani và Anil Ambani hiện là cặp anh em giàu nhất thế giới, vượt cả gia đình Walton của tập đoàn bán lẻ Wal-Mart.
“Đế chế” Reliance trị giá nhiều tỷ USD đã bị xé lẻ vào năm 2005, sau “cuộc chiến” kéo dài 7 tháng giữa hai anh em. Hai người được thừa kế tập đoàn này sau cái chết của cha, ông Dhirubhai Ambani, vào năm 2002. Vì người cha không để lại di chúc, trong khi hai anh em luôn mâu thuẫn, nên mẹ họ, bà Kokilaben Ambani, đã phải đi đến quyết định đau lòng là xé lẻ tâm huyết cả đời gây dựng của chồng - tập đoàn công nghiệp Reliance - chia cho hai anh em quản lý.
Ông Mukesh sau đó nắm quyền tại các doanh nghiệp hóa dầu, trong khi em trai Anil phụ trách các dự án mới trong lĩnh vực tài chính, cơ sở hạ tầng, điện và viễn thông.
Sau khi giành quyền kiểm soát các mảng tài chính, cơ sở hạ tầng, điện và viễn thông, Anil Ambani cũng đặt cược khoản tiền khổng lồ để mở rộng danh mục đầu tư của mình. Tuy nhiên, ông không có các doanh nghiệp kinh doanh hóa dầu làm bệ đỡ như anh trai.
Điều đó khiến những khoản nợ cứ thế tăng lên, trong khi các hoạt động kinh doanh không đem lại đủ lợi nhuận để bù đắp. Cuối cùng, khoản nợ khổng lồ trị giá 210 tỷ USD buộc em trai Mukesh phải bán số lượng lớn tài sản của mình.
Công ty đóng tàu và công nghiệp nặng Reliance Naval & Engineering của Anil giảm hơn 75% giá trị kể từ năm 2005. Ông thậm chí đối mặt với vụ kiện do Reliance Naval mất khả năng thanh toán.
Các doanh nghiệp khác của Anil cũng gặp khó khăn liên tiếp. Theo Bloomberg, từ khối tài sản hơn 31 tỷ USD vào năm 2008, Anil Ambani giờ chỉ còn khoảng 300 triệu USD và chìm trong cảnh nợ nần, kiện tụng.
Trong khi đó, sự nghiệp của người anh lại lên như diều và phát triển rực rỡ. Năm 2005, giá dầu thô tăng lên 60 USD/thùng khiến lợi nhuận của mảng lọc dầu do Mukesh Ambani nắm giữ sụt giảm đáng kể. Tình hình vẫn không tiến triển cho đến năm 2010. Tỷ phú 62 tuổi nhanh chóng quyết định chuyển hướng, đặt cược 35 tỷ USD vào công ty Reliance Jio Infocomm để phát triển hệ thống mạng 4G tốc độ cao.
Đến tháng 9/2016, Reliance Jio đã có 252,3 triệu người dùng và kiếm được khoản lợi nhuận khổng lồ. Năm 2018, lợi nhuận ròng của công ty chạm ngưỡng 415 triệu USD, tăng 310% so với năm 2017.
Song song với đó, các doanh nghiệp dầu mỏ và hóa dầu thừa hưởng từ ông Dhirubhai vẫn chiếm 90% tổng lợi nhuận của tập đoàn.
Ngoài ra, tập đoàn nhà Mukesh Ambani đang cố gắng tận dụng hệ thống bán lẻ và viễn thông của mình để khai thác thị trường mua sắm trực tuyến tại Ấn Độ.
Theo ước tính của Morgan Stanley, thị trường này sẽ tăng trưởng 600% lên 200 tỷ USD trong 10 năm tới.
Ông Mukesh là cổ đông lớn nhất của tập đoàn Reliance và sở hữu khối tài sản ước tính trị giá 50 tỷ USD. Tháng 7/2018, tỷ phú 62 tuổi vượt mặt Jack Ma của gã khổng lồ Alibaba để trở thành người giàu nhất châu Á. Ông cũng là người giàu thứ 13 trên thế giới. Chỉ trong năm 2018, tỷ phú Mukesh Ambani đã bỏ túi thêm hơn 10 tỷ USD.
Vũ Đậu (T/h)