Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Cuộc đời của "nữ hoàng vắc-xin" Trung Quốc: Từ đỉnh cao quyền lực thành tội phạm

(DS&PL) -

Bà Gao Junfang - Chủ tịch công ty nghiên cứu kỹ thuật sinh học Trường Sinh, một trong những người phụ nữ giàu có nhất Trung Quốc đang đối mặt với án tù vì bê bối vắc-xin.

Bà Gao Junfang - Chủ tịch công ty nghiên cứu kỹ thuật sinh học Trường Sinh, một trong những người phụ nữ giàu có nhất Trung Quốc đang đối mặt với án tù vì bê bối vắc-xin.

Bê bối vắc-xin “rởm” chấn động Trung Quốc

Trên một con phố đông đúc ở Trường Xuân, thành phố phía tây bắc Trung Quốc, 2 nhân viên bảo vệ với gương mặt mệt mỏi đứng trước cửa một tòa nhà rộng lớn nhưng trông khá vắng vẻ. Một tấm biển bị nứt vỡ có dòng chữ: “Viện Sinh học Trường Xuân”.

Ở bên kia đường là tòa nhà nơi những cán bộ về hưu của Viện Sinh học sinh sống, nơi mà một vài người vẫn chưa thể hết sốc vì Gao Junfang, cựu đồng nghiệp của họ, từ “nữ hoàng vắc-xin” Trung Quốc trở thành tội phạm quốc gia trong vụ bê bối vắc-xin giả nghiêm trọng nhất đất nước trong nhiều năm qua.

Bê bối vắc-xin giả ở Trung Quốc khiến dư luận hoang mang. Ảnh: Getty

Là Chủ tịch, đồng thời là một trong những cổ đông lớn nhất của công ty Trường Sinh - một nhánh của Viện Sinh học Trường Xuân, bà Gao từng là một trong những phụ nữ giàu có nhất ở Trung Quốc.

Tuy nhiên, vào ngày 20/7 vừa qua, công ty Trường Sinh bị phát hiện đã cung cấp cho Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh tỉnh Sơn Đông khoảng 252.600 liều vắc-xin DTP "3 trong 1" kém chất lượng (vắc-xin dùng cho trẻ sơ sinh để tránh khỏi 3 bệnh gồm bạch hầu, ho gà, uốn ván). Ba ngày sau đó, 18 người liên quan, trong đó có bà Gao đã bị bắt giữ.

Số phận và tương lai của bà Gao sẽ được hệ thống pháp lý Trung Quốc định đoạt, nhưng hành trình vươn lên thành một trong những người phụ nữ giàu có nhất Trung Quốc, với tài sản được Forbes ước tính năm 2016 là 1 tỷ USD, vẫn còn là dấu hỏi lớn với dư luận nước này.

Hành trình trở thành tỷ phú

Với những người chứng kiến cả quá trình bà Gao từ một cô gái thôn quê trở thành tỷ phú, họ cho rằng người đàn ông đứng sau thành công của Gao là Zhang Jiaming, cựu lãnh đạo của Viện Sinh học Trường Xuân.

“Nếu ai đó biết được chính xác Gao đã tiến thân bằng cách nào trong suốt những năm qua, thì câu trả lời sẽ là Zhang Jiaming”, một cựu cán bộ của Viện Sinh học đã về hưu từ những năm 1990 nói với SCMP.

Trước đó, có một số nguồn tin cho rằng bà Gao là con gái của một quan chức Đảng Cộng sản hàng đầu ở Cát Lâm, nhưng thực tế, bà được sinh ra trong một gia đình bình thường ở vùng nông thôn vào năm 1954. Sau khi tốt nghiệp từ trường cao đẳng kỹ thuật địa phương, từ những năm 1970, bà đã làm việc ở viện sinh học với vai trò kế toán.

Với kiến ​​thức tài chính ấn tượng, tính cách hòa đồng và kỹ năng xã hội tốt, bà Gao nhanh chóng được cấp trên quý mến, các đồng nghiệp cũ nhận định. Đáng chú ý nhất, bà đã giành được thiện cảm và sự ủng hộ của ông Zhang.

Ông Li Changtai, 80 tuổi, cựu phó giám đốc Viện Sinh học Trường Xuân cho biết mối quan hệ giữa ông Zhang và bà Gao rất thân thiết khi ông Zhang chính là người đã tác động để bà Gao có thể được thăng chức.

Bà Gao Junfang là một trong những phụ nữ giàu có nhất Trung Quốc. Ảnh: SCMP

Vào năm 1992, viện sinh học đã quyết định thành lập công ty công nghiệp Trường Xuân, vốn là tiền thân của công ty dược Trường Sinh. Ông Zhang bổ nhiệm ông Li, khi đó phụ trách bộ phận tài chính của cơ quan trở thành giám đốc của công ty mới, đồng thời đưa bà Gao lên thay thế vị trí của ông Li trong viện. Bà Gao cũng trở thành phó giám đốc của công ty công nghiệp Trường Xuân, dưới quyền quản lý của ông Li.

"Tôi không phải người giúp bà Gao thành công với tư cách là trưởng bộ phận tài chính", ông Li nói, thêm rằng bà chỉ là một kế toán bình thường vào thời điểm đó. Chưa đầy hai năm sau, vào năm 1994, bà Gao đã thay thế ông Li trở thành giám đốc công ty công nghiệp Trường Xuân và đã bắt đầu hành trình trở thành tỷ phú từ đây.

Khi công ty mới được thành lập, viện đã chuyển nhân viên của mình sang đó để tăng phần vốn ban đầu, đổi thành cổ phần. Ông Tian Rongtong, một cựu kỹ sư 87 tuổi, người điều hành nhóm nghiên cứu vắc-xin tại viện vào thời điểm đó cho biết các nhà quản lý cấp trung như ông được hưởng 6.000 cổ phiếu trong khi công nhân bình thường có 4.000.

Tuy nhiên, ngay sau khi bà Gao tiếp quản vị trí giám đốc, bà bắt đầu một kế hoạch mua lại.

Một cựu lãnh đạo phụ trách sản xuất tại công ty tiết lộ rằng từ năm 1995 – 1996, hàng trăm công nhân - từ cấp thấp nhất đến các nhà quản lý cấp trung - đã bị dụ dỗ hoặc buộc phải bán lại cổ phiếu của họ.

“Họ được cung cấp 1 nhân dân tệ cho mỗi cổ phần, điều này khá hấp dẫn đối với một số công nhân bình thường vì như vậy có nghĩa là họ ngay lập tức nhận được khoảng 4.000 nhân dân tệ (585 USD). Hầu hết trong số họ chỉ kiếm được khoảng 700 nhân dân tệ một tháng vào thời điểm đó”, ông nói. “Mặc dù vậy, những người khác không muốn bán vì họ dự kiến ​​giá cổ phiếu sẽ tăng gấp 3 hoặc 4 lần khi công ty chính thức niêm yết công khai”.

“Không ai trong chúng tôi là kẻ ngốc. Chúng tôi không muốn bán cổ phần của mình nhưng không có lựa chọn nào. Chúng tôi bị buộc phải bán mọi cổ phần trong tay”, người đàn ông này cho biết thêm.

Vào đầu những năm 2000, Trung Quốc bắt tay vào một chương trình cải cách lớn cho các doanh nghiệp nhà nước, dẫn đến nhiều doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả, có kế hoạch kinh tế được tư nhân hóa, niêm yết trên thị trường chứng khoán, sáp nhập lại.

Trong khi một số người coi động thái này là bước nhảy vọt để Trung Quốc trở thành nền kinh tế thị trường, những người khác chỉ trích những gì họ thấy là việc chuyển tài sản nhà nước có giá trị vào tay tư nhân.

Tại công ty Trường Sinh, quá trình tư nhân hóa diễn ra vào năm 2003. Vào thời điểm đó, bà Gao đã nắm giữ 35% cổ phần của công ty, trị giá khoảng 40 triệu nhân dân tệ. Đến khi vụ bê bối vắc-xin vỡ nở vào tháng 7 vừa qua, giá trị thị trường của công ty này đã lên đến 24 tỷ nhân dân tệ.

Cũng có những đồn đại đối với quyết định phê chuẩn tư nhân hóa công ty của chính quyền. Mặc dù Ủy ban giám sát và quản lý tài sản thuộc sở hữu nhà nước tại Bắc Kinh đã ban hành các quy định nghiêm ngặt cấm quản lý mua lại các doanh nghiệp nhà nước nhưng có vẻ như Viện Sinh học Trường Xuân vẫn bật đèn xanh cho bà Gao.

Cho tới năm 2011, con trai Zhang Minghao và chồng Zhang Youkui của bà Gao vào hội đồng quản trị dưới danh nghĩa nhà đầu tư ở một công ty khác đổ tiền vào Trường Sinh. Vào thời điểm đó, gia đình bà Gao thực chất đã nắm giữ phần lớn cổ phần của công ty Trường Sinh.

Vào thời điểm bê bối vắc-xin giả bị phanh phui, công ty dược Trường Sinh đang là nhà sản xuất vắc-xin lớn thứ 2 Trung Quốc và bà Gao cũng là giám đốc điều hành nữ duy nhất trong ngành dược phẩm Trung Quốc.

PHƯƠNG PHƯƠNG (Theo SCMP)

Tin nổi bật