Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Cùng Bác sĩ Dược Sài Gòn tìm hiểu về tác dụng của kẽm đối với cơ thể

(DS&PL) -

Cơ thể con người không có khả năng tự sản xuất kẽm, vì vậy người dùng cần được cung cấp kẽm thông qua thực phẩm hoặc các chất bổ sung.

Cơ thể con người không có khả năng tự sản xuất kẽm, vì vậy người dùng cần được cung cấp kẽm thông qua thực phẩm hoặc các chất bổ sung.

Kẽm

Cùng Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tìm hiểu những điều cần biết về tác dụng của kẽm đối với cơ thể.

Kẽm là gì?

Nguyên tố kẽm được xem là một trong những loại chất dinh dưỡng quan trọng vì cơ thể không có khả năng tự sản xuất cũng như dự trữ kẽm. Chính vì vậy, cơ thể cần được cung cấp đủ kẽm thông qua chế độ ăn uống hàng ngày. Kẽm có vai trò quan trọng, tham gia vào nhiều hoạt động chức năng trong cơ thể người. Kẽm thường có chứa trong nhiều loại thực phẩm cũng như thực vật. Nhiều loại sản phẩm bình thường không có chứa kẽm, trong đó có các loại ngũ cốc ăn sáng và các loại đồ ăn nhẹ, nhưng có thể được bổ sung kẽm dưới dạng tổng hợp. Vì có vai trò thiết yếu trong chức năng miễn dịch của cơ thể, kẽm được thêm vào một số loại thuốc xịt mũi, viên ngậm hoặc sử dụng trong điều trị cảm lạnh bằng các phương pháp tự nhiên.

Tác dụng của kẽm như thế nào?

Theo các nghiên cứu, kẽm là khoáng chất vi lượng nhiều thứ hai trong cơ thể người, chỉ đứng sau nguyên tố sắt. Kẽm cần thiết cho quá trình hoạt động của hơn 300 enzyme có tác dụng hỗ trợ cho sự trao đổi chất, tiêu hóa, vận hành chức năng thần kinh và thúc đẩy các phản ứng sinh hóa. Đồng thời kẽm cũng rất quan trọng trong quá trình phát triển và duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh. Kẽm cũng là nền tảng giúp cải thiện sức khỏe làn da, tăng cường quá trình tổng hợp ADN và sinh tổng hợp protein. Khoáng chất này cũng có vai trò không thể thiếu trong quá trình cảm nhận vị giác cũng như khứu giác. Kẽm thúc đẩy quá trình hoạt động của một trong những enzyme quan trọng điều hòa hương vị và mùi. Do đó nếu thiếu kẽm có thể làm giảm khả năng nếm hoặc ngửi của cơ thể.

Lợi ích của kẽm

Tăng cường hệ miễn dịch

Theo Bác sĩ giảng viên Y sĩ đa khoa Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn kẽm có ảnh hưởng đáng kể đến việc bảo vệ cũng như tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch của cơ thể. Khi thiếu hụt kẽm kéo dài có thể làm suy yếu hệ miễn dịch và các phản ứng miễn dịch. Bổ sung đầy đủ kẽm cho cơ thể giúp kích thích các tế bào miễn dịch hoạt động đồng thời hạn chế các phản ứng stress oxy hóa. Trong một số nghiên cứu, những người sử dụng hơn 80 mg kẽm hàng ngày giúp làm giảm hơn 30% thời gian kéo dài của bệnh cảm lạnh. Người lớn tuổi được cung cấp đủ kẽm cũng có thể giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng và cải thiện chức năng miễn dịch.

Bác sĩ Dược Sài Gòn

Tăng tốc độ hồi phục vết thương

Nguyên tố kẽm thường được sử dụng trong bệnh viện để hỗ trợ điều trị bỏng, vết loét cũng như các loại vết thương ngoài da. Khoáng chất này có vai trò thiết yếu trong sự hình thành collagen, tăng cường chức năng miễn dịch và phản ứng viêm của cơ thể. Làn da thường giữ một lượng tương đối cao hàm lượng kẽm của cơ thể (thường khoảng 5%). Thiếu hụt kẽm có thể gây kéo dài quá trình làm lành vết thương, do đó bổ sung kẽm đầy đủ có thể đẩy nhanh tốc độ phục hồi vết thương của bệnh nhân. Những người bị loét chân do đái tháo đường được điều trị với liều 200 mg kẽm mỗi ngày có thể giảm kích thước vết loét.

Giảm các triệu chứng lão hóa

Kẽm có tác dụng hạn chế nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến quá trình lão hóa như viêm phổi, nhiễm trùng hay thoái hóa điểm vàng thường xảy ra ở những người già. Kẽm cũng có thể ngăn chặn stress oxy hóa và tăng cường hệ miễn dịch bằng cách cải thiện khả năng hoạt động của các tế bào nhóm T do đó giúp bảo vệ cơ thể chống lại nhiễm trùng. Khi bổ sung một lượng kẽm khoảng 45 mg mỗi ngày có thể giúp giảm hơn 60% tỷ lệ nhiễm trùng xảy ra ở người cao tuổi trong một số nghiên cứu. Đồng thời trong một nghiên cứu khác với 4200 người, những đối tượng được bổ sung chất chống oxy hóa hàng ngày (gồm vitamin E, vitamin C và beta-carotene) và bổ sung kẽm hàm lượng 80 mg có thể ức chế suy giảm thị lực.

Cải thiện mụn trứng cá

Mụn trứng cá là Bệnh chuyên khoa da liễu rất phổ biến trên toàn thế giới. Bệnh xảy ra do sự tắc nghẽn của các tuyến tiết dầu trên da gây ra sự tích tụ vi khuẩn và gây viêm. Một số nghiên cứu sử dụng phương pháp điều trị bằng kẽm trực tiếp trên da hoặc dùng đường uống có tác dụng điều trị mụn trứng cá hiệu quả. Nguyên nhân là do kẽm giúp giảm viêm và ức chế quá trình phát triển vi khuẩn gây mụn cũng như ngăn cản hoạt động của tuyến nhờn.

Kháng viêm

Kẽm có hiệu quả trong việc làm giảm phản ứng stress oxy hóa cũng như giảm nồng độ các protein gây viêm hiện diện trong cơ thể. Stress oxy hóa thường gây ra viêm mãn tính, góp phần kích hoạt nhiều bệnh mãn tính như tim mạch, ung thư và suy giảm trí nhớ. Một số nghiên cứu cho thấy những người trên 40 tuổi dùng 45 mg kẽm mỗi ngày có sự suy giảm của các dấu hiệu viêm nhiễm nhiều hơn so với nhóm không dùng.

Yên Hoa

Tin nổi bật