Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Cùng Bác sĩ Dược Sài Gòn tìm hiểu về các loại nhóm máu ở người

(DS&PL) -

Đối với người, máu được phân chia thành nhiều nhóm, nhiều loại khác nhau và mỗi nhóm máu có đặc điểm đặc trưng riêng

Đối với người, máu được phân chia thành nhiều nhóm, nhiều loại khác nhau và mỗi nhóm máu có đặc điểm đặc trưng riêng. Nếu không truyền đúng nhóm máu tương thích thì có thể phá vỡ kết cấu của mạch máu, gây nguy hiểm đến tính mạng của người được truyền máu.

Cùng Bác sĩ chuyên gia Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tìm hiểu các loại nhóm máu và đặc điểm của mỗi nhóm máu ở người.

Cách phân loại nhóm máu

Cách phân biệt các loại nhóm máu dựa theo các kháng nguyên riêng biệt trên hồng cầu. Hiện nay các nhà khoa học đã xác định được khoảng 30 hệ nhóm máu khác nhau của hồng cầu với 300 kháng nguyên.

Các hệ nhóm máu

Trong khoảng 30 hệ nhóm máu khác nhau được xác định thì hệ nhóm máu ABO và Rh D là hai hệ chính và rất quan trọng vì có tính sinh miễn dịch cực mạnh.

Hệ nhóm máu ABO

  • Nhóm máu A: Có kháng nguyên A trên bề mặt hồng cầu và kháng thể B trong huyết thanh. Người có nhóm máu A có thể hiến máu cho người khác có cùng nhóm máu A, hoặc nhóm máu AB. Ngoài ra, người có nhóm máu A cũng có thể nhận máu truyền từ người cho có nhóm máu O.
  • Nhóm máu B: Có kháng nguyên B trên bề mặt hồng cầu và có kháng thể A trong huyết thanh. Người có nhóm máu B có thể hiến máu cho người khác có cùng nhóm máu B, hoặc nhóm máu AB. Ngoài ra, người có nhóm máu B cũng có thể nhận máu truyền từ người cho có nhóm máu O.
  • Nhóm máu AB: Có kháng nguyên A, B trên bề mặt hồng cầu và không có kháng thể A, kháng thể B trong huyết thanh. Đây là nhóm máu không phổ biến. Người có nhóm máu AB có thể nhận máu từ bất kỳ người có nhóm máu nào. Tuy nhiên, vì có cả hai kháng nguyên AB trên tế bào hồng cầu nên người có nhóm máu AB chỉ có thể hiến máu cho người có cùng nhóm máu AB.
  • Nhóm máu O: Không có kháng nguyên A, kháng nguyên B trên bề mặt hồng cầu và có cả kháng thể A, kháng thể B trong huyết thanh. Đây là nhóm máu phổ biến nhất. Người có nhóm máu O chỉ có thể nhận máu truyền từ người có cùng nhóm máu O, vì các kháng thể trong huyết tương của nhóm máu này sẽ tấn công các loại khác. Tuy nhiên, người có nhóm máu O lại có thể hiến máu cho tất cả các nhóm máu khác, do nhóm máu O hoàn toàn không có kháng nguyên.

Hệ nhóm máu Rh D

Kháng nguyên D thuộc hệ nhóm máu Rh có tính sinh miễn dịch mạnh nhất trong tất cả các hệ nhóm máu ngoài hệ nhóm máu ABO. Do đó, đây là hệ nhóm máu quan trọng sau hệ nhóm máu ABO. Hầu hết máu ở người đều có kháng nguyên D trên hồng cầu, thường gọi là Rh D (+). Ngược lại, không có kháng nguyên D trên hồng cầu thì được gọi là Rh D (-). Tỷ lệ người có Rh D (-) tại Việt Nam chỉ khoảng 0,07%, nên đây được xem là một nhóm máu hiếm. Người có nhóm máu Rh D (-) có thể truyền máu cho người có nhóm máu Rh D (+), nhưng chỉ được nhận máu truyền từ người có cùng nhóm máu và có Rh D (-).

Một số vấn đề cần lưu ý với nhóm máu Rh D (-)

Đây là nhóm máu hiếm, các bệnh viện hoặc ngân hàng máu thường không dự trữ đủ nên khi cần truyền máu thì có thể gặp khó khăn. Xét nghiệm nhóm máu và xét nghiệm yếu tố Rh là một trong những xét nghiệm máu thường quy trong thai kỳ mà phụ nữ mang thai cần thực hiện. Mục đích của xét nghiệm là nhằm sàng lọc để phát hiện sự tương thích máu trong cơ thể mẹ và bé. Nếu người mẹ có Rh D (-) và em bé có Rh D (+) thì cơ thể người mẹ sẽ có phản ứng với máu của em bé như một chất bên ngoài. Cơ thể người mẹ sẽ tạo ra kháng thể (protein) chống lại máu Rh D (+) của con và có thể gây ra các triệu chứng tán huyết từ nhẹ đến nặng. Nhóm máu Rh D không tương thích còn có thể gây ra các vấn đề khó khăn khác trong lần mang thai tiếp theo của người mẹ, kháng thể D ở người có thể đi qua nhau thai và tấn công các tế bào hồng cầu của thai nhi, dẫn đến tình trạng thiếu máu tan huyết ở bé, hoặc nặng hơn là có thể dẫn đến tình trạng sảy thai. Tuy nhiên, y học hiện đại đã giúp phát hiện sớm sự không tương thích này và có thể áp dụng phương pháp điều trị trước khi sinh để phòng ngừa các triệu chứng trên. Nếu xét nghiệm sàng lọc kháng thể cho thấy sản phụ đã sản xuất kháng thể thì việc tiêm globulin miễn dịch Rh sẽ không có hiệu quả. Thai nhi và sản phụ sẽ được theo dõi cẩn thận và sát sao. Người đó có thể được truyền máu qua dây rốn khi mang, nếu cần thiết, thai nhi có thể được truyền máu qua dây rốn hoặc ngay sau khi sinh. Đối với các sản phụ lần đầu mang thai nên thực hiện xét nghiệm nhóm máu để phân loại Rh (-) hay Rh (+). Xét nghiệm này thực hiện rất đơn giản và không cần chuẩn bị trước khi thực hiện. Nếu sản phụ có nhóm máu Rh (+) thì không cần thực hiện điều trị.

Trên đây là những chia sẻ của Bác sĩ Bệnh chuyên khoa Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn chúc các bạn có một sức khỏe tốt.

Bảo Vy

Tin nổi bật