Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Cụ bà 70 tuổi hơn 14 năm quét rác cho cả xóm ở Sài Gòn

(DS&PL) -

Hằng ngày, bà Nga lặng lẽ quét dọn, trồng cây xanh… đem lại không gian sống mát mẻ cho toàn khu phố.

Hằng ngày, bà Nga lặng lẽ quét dọn, trồng cây xanh… đem lại không gian sống mát mẻ cho toàn khu phố.

Bà Nga đã thầm lặng quét rác tình nguyện suốt 12 năm qua. Ảnh: Thanh Niên

Hơn 14 năm qua, con hẻm 351, đường An Dương Vương, Phường 3, Quận 5, TP.HCM rác được bỏ đúng nơi quy định, những tờ quảng cáo không còn dán nham nhở trên tường, cây xanh trồng trong chậu hàng ngày được tưới nước để phát triển tươi tốt, mang lại không gian mát mẻ.

Người dân ở đây cho biết, con hẻm được như vậy là nhờ có công rất lớn của bà Trần Tú Nga, 72 tuổi.

Ba Nga từng là giáo viên dạy học nhưng về hưu sớm. Từ ngày rời xa bục giảng, bà về bán hàng ở chợ và làm công tác xã hội để tìm niềm vui riêng. Hiện, bà đang làm Tổ trưởng tổ dân phố 16, khu phố 2, phường 3.

Năm 2006, trường tiểu học gần căn nhà bà Nga quyết định mở cổng thứ hai, hướng ra hẻm 351 để giảm tình trạng tắc đường mỗi giờ đưa đón học sinh. Cũng từ đó, con hẻm trở thành nơi buôn bán, ngập tràn rác thải do học sinh, phụ huynh, các chủ hàng… bỏ rác không đúng nơi quy định.

Thấy hình ảnh mất vệ sinh, vào mỗi buổi chiều Tổ trưởng dân phố lại cầm chổi, đồ hốt rác đi quét dọn, nhặt rác bỏ vào thùng. “Vỏ chai nhựa, bịch ni lông, hộp nhựa, thức ăn thừa… bị vứt vương vãi, mưa xuống, ruồi, muỗi, mùi hôi rất khó chịu” – Bà Nga nói về lý do làm công việc của mình.

“Ban đầu, tôi tự nguyện quét rác, chỉ muốn chỗ mình ở sạch sẽ vậy thôi. Đâu đến năm 2009 trên quận biết được, đến tuyên dương rồi chọn khu phố này là “khu phố không rác”, đề tôi làm người quản lí. Công việc làm tôi cũng cảm thấy vui và tự hào lắm”, bà Nga cười.

Buổi sáng, bà cùng chồng bán dăm ba thứ tạp hóa ở chợ Bàu Sen. Đến chiều, bà lại dành thời gian của mình cho các công việc xã hội và con cháu.

Nhìn cụ bà tóc bạc, ngồi, cúi lâu là mỏi chân, mỏi lưng nhưng hàng ngày cầm chổi đi quét rác, nhiều người nói bà là dở hơi, làm chuyện bao đồng.

Có chủ nhà, thấy bà đến dọn số rác vứt vương vãi trước cổng thì khó chịu, nói: “Bà dằn mặt nhà tôi phải không?”. Bà Nga vẫn lẳng lặng làm công việc mang lại không gian sạch cho khu nhà ở.

“Tôi làm công việc này là tự nguyện, không có ý gì với họ cả”, bà Nga nói. Như biết lỗi, những lần sau vị chủ nhà thấy bà Nga là chào hỏi, tự ý cho rác vào thùng, dọn dẹp không gian sống sạch hơn.

“Tôi làm công việc này là tự nguyện, không có ý gì với họ cả”, bà Nga nói. Như biết lỗi, những lần sau vị chủ nhà thấy bà Nga là chào hỏi, tự ý cho rác vào thùng, dọn dẹp không gian sống sạch hơn.

Cùng với việc dọn dẹp vệ sinh, bà Nga còn mua cây xanh về trồng hai bên đường, ngày ngày mang nước ra tưới, cắt tỉa lá, bắt sâu cho cây. Thấy những tờ quảng cáo, rao vặt dán nhem nhuốc lên tường, bà lập tức bóc bỏ. Nhiều chủ nhà thấy bà làm bong tróc lớp sơn trên tường nhà mình đã khó chịu, nhắc: "Bà làm vậy hư tường nhà tôi hết". 

Để tường hàng xóm không xấu, bong tróc lớp sơn bên ngoài, bà Nga khắc phục bằng cách dùng dao lam rạch lớp giấy, sau đó cho nước vào chai, đục lỗ nhỏ rồi thấm cho ướt giấy. "Tờ giấy bị ướt, nó tự tróc ra, tôi không phải gỡ mà lớp sơn tường vẫn được giữ nguyên", giọng vui vẻ, bà Nga khoe.

Ở những nơi quá cao, do không thể với đến thì bà phải nhờ các họa sĩ vẽ đè lên, vừa sạch lại đem đến khung cảnh vui nhộn cho trẻ con.

Được mọi người kính trọng bởi kinh nghiệm sống và nhiều việc làm ý nghĩa, bà Nga còn được ví là “thẩm phán” chuyên đứng ra hòa giải những mâu thuẫn trong tổ dân cư. Nhờ vậy, mọi người dân trở nên đoàn kết, sống chan hòa với nhau.

Thương cảm với những hoàn cảnh khó khăn, khi biết được câu chuyện của anh Lương Tô Nam tật nguyền đi bán vé số nuôi con ăn học. Bà Nga đã mạnh dạn đề xuất với chính quyền, giúp anh Nam có thêm tiền chữa bệnh, cấp học bổng… 

Trước những việc làm nhân văn của bà Nga, UBND Quận 5 đã tuyên dương bà là tấm gương tiêu biểu, chọn khu phố 2 là “khu phố không rác” và bầu bà Nga làm quản lý. Người dân sinh sống trong hẻm 351 từ đây cũng chung tay dọn vệ sinh, xây dựng nếp sống “xanh – sạch – văn minh”.

Mộc Miên (T/h)

Tin nổi bật