Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Có nên làm nhiều thẻ ngân hàng ATM không?

  • Phương Uyên (T/H)
(DS&PL) -

Việc sở hữu nhiều thẻ ATM mang lại nhiều tiện ích, nhưng nhiều người vẫn băn khoăn liệu điều này có thực sự cần thiết?

Một người có thể làm bao nhiêu thẻ ngân hàng ATM?

Tại nhiều ngân hàng hiện nay, mỗi khách hàng với 1 CCCD/CMND có thể mở từ 2 - 4 thẻ ATM (thẻ ghi nợ/thẻ thanh toán) trên cùng một tài khoản thanh toán. Ví dụ, tại ngân hàng Techcombank, khách hàng có thể mở tối đa 4 thẻ thanh toán nội địa hoặc quốc tế trên cùng 1 tài khoản thanh toán phục vụ cho những mục đích tiêu dùng khác nhau.

Hiện nay, người dùng không bị giới hạn số thẻ ATM được mở tại các ngân hàng khác nhau. Theo đó, mỗi người có thể mở tối đa tất cả số thẻ ATM theo quy định của các ngân hàng tùy theo nhu cầu sử dụng.

Có nên làm nhiều thẻ ngân hàng ATM không là băn khoản chung của nhiều người

Có nên làm nhiều thẻ ngân hàng ATM không?

Mặc dù không có giới hạn về số lượng thẻ ATM mà một người có thể sở hữu, các chuyên gia tài chính khuyến nghị nên hạn chế số lượng thẻ. Việc quản lý quá nhiều thẻ có thể dẫn đến tình trạng chồng chéo thông tin, khó theo dõi các giao dịch, và dễ dẫn đến việc chi tiêu vượt quá khả năng.

Đối với đa số người dùng, một hoặc hai thẻ ATM là đủ để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt hàng ngày. Chỉ khi có nhu cầu phân chia rõ ràng các khoản chi tiêu cho các mục đích khác nhau, chẳng hạn như chi tiêu cá nhân, chi tiêu gia đình, hay chi tiêu cho các dự án riêng biệt, việc sở hữu nhiều thẻ mới thực sự cần thiết.

Lý do không nên làm nhiều thẻ ngân hàng

- Khó quản lý: Khi sở hữu quá nhiều thẻ, việc quản lý thông tin, mật khẩu, hạn mức tín dụng trở nên phức tạp hơn. Bạn dễ quên mật khẩu, nhầm lẫn giữa các thẻ, và khó theo dõi các giao dịch.

- Rủi ro mất cắp: Mất một thẻ đã là điều đáng lo ngại, huống hồ là mất nhiều thẻ. Việc này có thể dẫn đến việc tiền bạc bị đánh cắp, thông tin cá nhân bị lộ.

- Chi phí phát sinh: Mỗi thẻ ngân hàng thường đi kèm với các loại phí như phí thường niên, phí giao dịch, phí rút tiền vượt quá số lần miễn phí. Khi sở hữu nhiều thẻ, tổng chi phí phát sinh sẽ tăng lên đáng kể.

- Dễ tiêu dùng quá mức: Việc sở hữu nhiều thẻ khiến bạn có cảm giác như mình có nhiều tiền hơn thực tế, từ đó dễ dẫn đến việc chi tiêu bừa bãi và khó kiểm soát.

- Mất thời gian: Việc quản lý nhiều tài khoản ngân hàng đòi hỏi bạn phải dành nhiều thời gian để cập nhật thông tin, theo dõi giao dịch và giải quyết các vấn đề phát sinh. 

Tin nổi bật