Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Chuyên gia y tế bàn giải pháp giảm nguy cơ tiến triển nặng cho F0

  • Thủy Tiên
(DS&PL) -

GS.TS Nguyễn Gia Bình, Chủ tịch hội Hồi sức cấp cứu và chống độc Việt Nam, Tổ trưởng tổ điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng nhận định, trong đợt dịch đang diễn ra, tỷ lệ tử vong tại nước ta liên tục tăng có nguyên nhân đặc biệt với biến thể Delta, sự biến chuyển bệnh rất nhanh.

Theo chuyên gia đầu ngành về hồi sức, virus SARS-CoV-2 gây tổn thương các cơ quan theo 2 cách. Cụ thể, virus này tấn công trực tiếp vào các cơ quan hoặc tấn công gián tiếp qua cơ chế miễn dịch, làm tăng yếu tố kháng đông, giảm yếu tố giảm đông, cuối cùng hình thành huyết khối ở cả mạch máu nhỏ và mạch máu lớn.

Thực tế cho thấy tại Việt Nam, 50-60% bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2 không có triệu chứng; 30% nhẹ giống cảm cúm thông thường; 10-15% cần hỗ trợ ô xy và thuốc; 5-10% cần máy thở, lọc máu, ECMO. GS.TS Nguyễn Gia Bình cho biết, với tình hình số bệnh nhân Covid-19 ngày càng tăng như hiện nay, việc rút ngắn thời gian điều trị sẽ giảm áp lực cho các cơ sở y tế cũng như cho bệnh nhân Covid-19 được chăm sóc y tế tốt hơn.

Điều trị cho bệnh nhân Covid-19.

 

Theo GS.TS Nguyễn Gia Bình nhận định, để hạn chế tử vong cần làm tốt cả 2 việc, hạn chế số lượng người nhiễm mới và hạn chế số lượng bệnh nhân nhẹ chuyển nặng.

Các chuyên gia nhận định, từ thực tế các đợt dịch đang cho thấy gần như chưa có tỉnh nào có thể "tự lực cánh sinh" điều trị Covid-19 mà không cần sự chi viện từ Trung ương hay sự giúp đỡ từ các tỉnh bạn. Việc thiếu thốn các thiết bị lọc máu liên tục CRRT dẫn đến tình trạng quá tải, nhiều bệnh nhân không được điều trị kịp thời dẫn đến tỷ lệ tử vong tăng cao hơn so với các nước trong khu vực.

Việc giảm tỷ lệ tử vong cũng như giảm thời gian điều trị bệnh nhân Covid-19 đang được nhà nước ưu tiên hàng đầu. Do đó GS.TS Nguyễn Gia Bình cũng khẳng định: “Tận dụng tất cả các thiết bị làm sạch máu sẵn có như máy lọc hấp phụ, máy thận nhân tạo để tiến hành lọc hấp phụ sớm cho bệnh nhân. Đó không chỉ là cơ hội cho người bệnh mà còn là cơ hội cho ngành y tế Việt Nam nhanh chóng khống chế và vượt qua đại dịch”.

Theo báo cáo khoa học của TS. Đỗ Ngọc Sơn - Phó Giám đốc Trung tâm cấp cứu A9 (Bệnh viện Bạch Mai) và ThS. Thân Sơn Tùng, Trưởng khoa Hồi sức tích cực và Chống độc (Bệnh viện Đa khoa Bắc Giang), với những kết quả khả quan rút ra từ kinh nghiệm điều trị thực tế bệnh nhân qua phương pháp lọc máu hấp phụ đang được kỳ vọng là bước ngoặt lớn trong việc điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng. Việc ứng dụng kỹ thuật lọc máu hấp phụ trên bệnh nhân COVID-19 giai đoạn sớm có thể giúp tăng tỷ lệ cứu sống, giảm nguy cơ tiến triển nặng và tiết kiệm chi phí hồi sức.

Theo tìm hiểu, cả nước hiện chỉ có một số ít bệnh viện thực hiện được kỹ thuật tim phổi nhân tạo (ECMO) như bệnh viện Bạch Mai, Bệnh nhiệt đới Trung ương, Việt Đức, Chợ Rẫy, Trung ương Huế, Đa khoa Trung ương Cần Thơ... Do đó, các chuyên gia cho rằng với những kế quả khả quan phương pháp lọc máu hấp phụ đem lại, có thể hạn chế đáng kể những bệnh nhân Covid-19 chuyển biến nặng phải sử dụng kỹ thuật ECMO.

N.G (T/h)

Bài đăng trên ấn phẩm Đời sống & Pháp luật Số Thứ 2(138)

Tin nổi bật