Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Chủ tịch APEC Group không phải ông Nguyễn Đỗ Lăng mà là nữ doanh nhân 9X này

  • Vân Anh
(DS&PL) -

Dù không còn trực tiếp nắm giữ vị trí chủ tịch tại các thành viên của hệ sinh thái APEC Group, doanh nhân Nguyễn Đỗ Lăng vẫn được thị trường xem như "linh hồn" của nhóm này.

Theo tờ Nhịp sống thị trường, vào tháng 12/2021, CTCP Tập đoàn APEC Group đã ghi nhận sự thay đổi về nhân sự cao cấp, trong đó bà Trần Thị Đạt (SN 5/8/1991) giữ chức Chủ tịch HĐQT kiêm người đại diện pháp luật thay cho ông Đinh Quốc Đức (SN 1979).

Ngoài ra, bà Đạt còn làm đại diện các doanh nghiệp: CTCP APEC Finance, CTCP Đầu tư và Phát triển Đô thị HLC. Được biết, bà Đạt gia nhập CTCP Đầu tư APEC từ tháng 1/2017 với vai trò nhân viên cho đến tháng 1/2021.

Sau đó, bà Đạt gia nhập CTCP Tập đoàn APEC Group. Từ tháng 12/2021 đảm nhiệm cương vị Chủ tịch HĐQT APEC Group, Chủ tịch HĐQT CTCP Đầu tư Anpha.

Tập đoàn APEC được thành lập ngày 24/11/2017, tiền thân là CTCP BG Group. Hiện đăng ký địa chỉ trụ sở chính tại Grand Plaza, số 117 Trần Duy Hưng, Hà Nội.

Thời điểm mới thành lập, BG Group đăng ký quy mô vốn điều lệ 500 tỷ đồng, với cơ cấu cổ đông gồm 3 cá nhân có địa chỉ thường trú tại Hà Nội, bao gồm: ông Nguyễn Hoàng Linh (sở hữu 65%), ông Phạm Duy Hưng (sở hữu 34,99%) và ông Lục Thanh Tùng (sở hữu 0,01%). Sau hơn 1 năm đi vào hoạt động, tới tháng 12/2018, BG Group đã nâng vốn lên gấp đôi, đạt mức 1.000 tỷ đồng, cơ cấu cổ đông không được tiết lộ.

Tới cuối tháng 6/2020, ông Nguyễn Hoàng Linh (SN 1979) bất ngờ nhường vị trí Chủ tịch HĐQT BG Group cho ông Hán Kông Khanh (SN 1975). Sau đó, BG Group đổi tên thành APEC Group. Đến tháng 6/2021, ông Đinh Quốc Đức (SN 1979) lại thay ông Hán Kông Khanh làm Chủ tịch HĐQT. Từ tháng 12/2021 đến nay, bà Đạt giữ chức Chủ tịch HĐQT APEC Group.

Theo giới thiệu, mục tiêu phát triển của APEC Group là thành lập một khối các doanh nghiệp thông qua sở hữu cổ phần, vốn góp hoặc liên kết khác. Với định hướng phát triển, Apec Group là tập đoàn đa ngành với hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực bất động sản.

Hệ sinh thái này gồm có 3 công ty trụ cột chính: CTCP Đầu tư Châu Á - Thái Bình Dương (mã API), Công ty Chứng khoán Châu Á - Thái Bình Dương (mã APS) và CTCP Đầu tư IDJ Việt Nam (mã JDJ). Đáng chú ý, ngày 22/6, cơ quan công an đã khởi tố vụ án thao túng thị trường chứng khoán xảy ra tại 3 công ty này.

Thư ngỏ ông Nguyễn Đỗ Lăng gửi cổ đông. Nguồn: Nhịp sống thị trường

Hiện dù không còn trực tiếp đứng tên Chủ tịch tại các thành viên của hệ sinh thái APEC Group, doanh nhân Nguyễn Đỗ Lăng vẫn được thị trường xem như "linh hồn" của nhóm này. Truyền thông khi đề cập đến ông vẫn quen gọi là "ông chủ Apec Group". Tại phần thư ngỏ trên website của tập đoàn có phần thông điệp của Chủ tịch HĐQT Nguyễn Đỗ Lăng.

Theo tạp chí Viettimes, ông Nguyễn Đỗ Lăng sinh năm 1974, tốt nghiệp Thạc sĩ kinh tế tại Đại học Trento (Ý).

Năm 1998, ở tuổi 24, ông Lăng đã là Giám đốc điều hành Công ty Prometeo - Italia. Sau đó, ông Lăng có 6 năm đảm nhận vị trí Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH Tư vấn quốc tế Cát Tường - CIC từ năm 2000-2006.

Từ năm 2006 - 6/2020, ông Lăng giữ chức Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc CTCP Chứng khoán Châu Á Thái Bình Dương, Thành viên HĐQT CTCP Đầu tư IDJ Việt Nam, Chủ tịch HĐQT CTCP Đầu tư Châu Á Thái Bình Dương.

Từ tháng 6/2020 đến nay, ông Lăng là Thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc APS, Thành viên HĐQT IDJ và Thành viên HĐQT API.

Ngoài ra, ông Lăng còn có nhiều năm giữ chức Phó Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Cotana (mã: CSC).

Dù không trực tiếp đảm nhiệm vị trí lãnh đạo cao nhất tại các doanh nghiệp nêu trên, song nhà lãnh đạo APEC Group Nguyễn Đỗ Lăng vẫn cho thấy tầm ảnh hưởng đáng kể ở APS, API và IDJ.

Tính đến cuối năm 2022, ông Lăng là cổ đông lớn nhất nắm 18,8 triệu cổ phiếu APS, tương đương 14,3% vốn điều lệ công ty chứng khoán này.

Ông Lăng cũng nắm giữ hơn 16,4 triệu cổ phiếu API, chiếm 19,6% vốn điều lệ. Trong khi đó, bà Huỳnh Thị Mai Dung - vợ ông Lăng - đứng tên 8,2 triệu cổ phiếu API, tương đương 9,82% vốn điều lệ.

Ở IDJ, ông Nguyễn Đỗ Lăng cùng vợ và con trai Nguyễn Đỗ Đức Lâm cũng sở hữu hơn 9,2 triệu cổ phiếu, chiếm 5,35% vốn điều lệ. Trong khi đó, nhóm Apec Group (bao gồm APS, APEC Group và CTCP Đầu tư Apec Holdings) sở hữu 40,4 triệu cổ phiếu IDJ, tương đương 23,3% vốn điều lệ.

Vân Anh (T/h)

Tin nổi bật