Đến với thị trấn Thông Nông, huyện Hà Quảng (Cao Bằng) vào ngày 26 âm lịch chúng ta sẽ được hòa mình trong phiên chợ Tết cuối cùng của năm ở trấn.
Bất chấp cái rét buốt lạnh vùng cao, từ rạng sáng, đồng bào ở lưng chừng núi, đồi xuống chợ từ sớm, làm náo nhiệt cả một vùng vốn ngày thường vắng lặng
Lá rong để gói bánh được bày bán từ cổng chợ đến cuối chợ.
Ai cũng muốn mua nhanh, bán sớm để gặp mặt bạn bè, người thân, sắm sửa đồ Tết.
Gà vịt là những món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ cúng tổ tiên của đồng bào nơi đây.
Tiếng bước chân người nhộn nhịp, những tiếng nói cười vang vọng, đối đáp vội vàng của người đi chợ. Tiếng kêu của lợn, dê, bò, tiếng guốc ngựa lọc cọc, tiếng xe máy…
Chia sẻ với PV Đời sống & Pháp luật, bà Hoàng Thị Việt vừa bỏ đồ vào túi cho khách vừa chia sẻ: “Đây là men lá nhà tôi tự làm để phục vụ cho bà con nấu rượu đón Tết. Sáng tôi mang ra chợ một sọt đầy, sau 30 phút chỉ còn một nửa sọt”.
“Đây là phiên chợ cuối cùng của thị trấn trong năm, tôi được gặp lại các bạn cũ, được hàn huyên tâm sự sau hai năm dịch bệnh nên tôi rất vui khi được đi chợ vào hôm nay ”, chị Dương Thị Lâm trong trang phục dân tộc độc đáo cho hay.
Bánh khảo và khẩu sli là hai món đặc sản không thể thiếu của đồng bào dân tộc Cao Bằng.
Ngoài các mặt hàng nhu yếu phẩm thì gạo nếp, chuối, đỗ xanh, đường phên là những mặt hàng truyền thống không thể thiếu trong phiên chợ.
Đường phên được bán theo cân tại chợ phiên thị trấn Thông Nông.
Mía cũng được bà con nơi đây trồng và đem bán trực tiếp tại chợ.
Bồ kết, gừng, nghệ ... được bán tại chợ.
Người bán, người mua khắp vùng đã đổ về chợ, dường như tất cả những sản vật tốt đẹp nhất đều được người ta dành dụm để góp vào sự phong phú của phiên chợ cuối năm.
Chợ Tết cũng là dịp bà con sắm sửa những bộ trang phục dân tộc mới.
Thịt lợn tại phiên
Chợ phiên bắt đầu vãn dần
Hai vợ chồng cùng nhau đi chợ về.
Nông Thảo Ly