Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Chiêu trò của những vị khách “ma”

(DS&PL) -

Trước tình hình dịch Covid-19 ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân, các ngân hàng và công ty tài chính luôn cố gắng tạo điều kiện cho người lao động có hoàn cảnh khó khăn được duyệt hồ sơ vay tiền và giải ngân một cách nhanh chóng, với hi vọng giúp họ sớm phần nào cải thiện cuộc sống. Tuy nhiên, lợi dụng nhưng ưu đãi và điều kiện thuận lợi khi làm các thủ tục vay tiền, nhiều đối tượng đã có những chiêu trò lừa đảo, chiếm đoạt tài sản vay của các chủ thể cho vay.

Ngay khi tốt nghiệp thạc sĩ một trường đào tạo luật danh tiếng, anh Chu Quang Minh ứng tuyển vị trí nhân viên bộ phận thu hồi nợ của một công ty tài chính lớn có trụ sở chính tại Hà Nội và nhiều văn phòng hỗ trợ khách hàng ở các tỉnh thành.  

Sau hơn 4 năm gắn bó với công việc thu hồi những khoản nợ khó đòi và gặp muôn vàn vị khách với hoàn cảnh “dở khóc, dở cười”, anh Minh chia sẻ: “Ban đầu, mình luôn cho rằng việc vay nợ là giao dịch dân sự tự nguyện của các bên dựa trên hợp đồng dân sự, nên khi đòi nợ sẽ chỉ cần áp dụng các quy định pháp luật. Tuy nhiên, trên thực tế hoàn toàn không phải vậy, mình đã từng gặp rất nhiều trường hợp khách hàng không thể trả nợ và thậm chí còn dùng nhiều chiêu thức lừa lại bên cho vay”.

Chia sẻ về trường hợp nhớ nhất trong quãng thời gian làm việc, anh Minh kể: Vào cuối năm 2020, anh được giao vụ việc thu hồi nợ của một khách hàng có HKTT ở Lâm Đồng và đang tạm trú tại khu vực phường Khương Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội. 

Theo hồ sơ, vị khách này đã dùng cavet xe BKS 49P2-6789 loại xe Honda Air Blade và CMT đều mang tên Nguyễn Quốc Bảo (thôn 3, xã Đại Lào, thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng) để vay tín chấp 60 triệu đồng trong thời hạn 16 tháng. Trong 2 tháng đầu, Bảo cũng đã trả góp đúng hạn được 8 triệu. 

Tang vật vụ việc

Nhưng sau đó liên tục 4 tháng liền thì không thấy Bảo quay lại trả tiền. Bộ phận thu hồi nợ của công ty tài chính đã liên lạc nhắc nợ bằng thông tin Bảo để lại nhưng không có phản hồi. Gọi điện cho những người thân của Bảo theo số điện thoại mà cá nhân này cung cấp thì đều nói không quen biết đối tượng này. 

Trong quá trình phối hợp với cơ quan chức năng truy tìm đối tượng, bên công ty đã phát hiện CMT và cavet xe cùng mang tên Nguyễn Quốc Bảo là giả. Chiếc xe BKS 49P2-6789 cũng là chiếc xe mang biển số giả và đã được đối tượng cầm cố tại một cửa hiệu cầm đồ trên đường Láng (Hà Nội). 

Theo anh Minh, đây không phải trường hợp hiếm gặp và vấn đề lớn nhất là hiện nay các đối tượng lừa đảo luôn có thủ đoạn rất tinh vi. 

Các đối tượng luôn tìm cách làm giả giấy tờ một cách tinh vi, giống gần như 100% để vay tiền, lợi dụng các chế độ hỗ trợ ưu đãi của ngân hàng, công ty tài chính và tổ chức tín dụng. Thậm chí những đối tượng này còn hoạt động dưới hình thức đường dây lớn, bài bản và núp bóng, lẩn trốn sự theo sát của cơ quan chức năng. 

Đường dây làm giả giấy tờ bị cơ quan chức năng triệt phá (Ảnh minh hoạ).

Cụ thể, từng có những trường hợp đối tượng sử dụng CMND, CCCD, CAVET xe (nhặt được hoặc đánh cắp) sau đó thay hình vào rồi dùng chính những giấy tờ này để mở tài khoản tại ngân hàng rồi tiến hành làm thủ tục vay tiền tại các công ty tài chính. Các bước cho vay được duyệt và thực hiện theo quy định, và cuối cùng giải ngân qua tài khoản giả đã được mở trước đó. Nhưng khi đòi nợ thì những vị khách “ma” đã hoàn toàn “bốc hơi” và nhiều người còn dính vạ lây do bị đòi nợ nhầm vì giấy tờ bị làm giả.

Và thông thường, khi gặp những trường hợp éo le như vậy, bộ phận thu hồi nợ của công ty tài chính và ngân hàng cũng không thể làm gì được. Họ đành chấp nhận gần như bị mất tiền và phải chờ cơ quan chức năng vào cuộc.

Trần Hùng

Tin nổi bật