Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Chiến lược Iraq của Mỹ : Mơ hồ và có nguy cơ leo thang

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Quá hạn chế, quá mơ hồ và có nguy cơ leo thang... Chiến lược Iraq của Tổng thống Mỹ Barack Obama đang bị chỉ trích từ mọi phía.

(ĐSPL) - Quá hạn chế, quá mơ hồ và có nguy cơ leo thang... Chiến lược Iraq của Tổng thống Mỹ Barack Obama đang bị chỉ trích từ mọi phía.

Tổng thống Mỹ Barack Obama ủy quyền tiến hành hoạt động không kích có chọn lọc ở Iraq

Không sa vào một cuộc chiến Iraq mới
Tối 7/8, tại Nhà Trắng, Tổng thống Barack Obama nói với dân chúng Mỹ: "Hôm nay tôi ủy quyền tiến hành hai hoạt động ở Iraq: không kích có chọn lọc để bảo vệ các nhân viên Mỹ  và để cứu hàng ngàn thường dân Iraq đang bị mắc kẹt trên một ngọn núi, những người không có thức ăn nước uống và phải đối mặt với cái chết gần như chắc chắn”.
Theo Deutsche Welle (Làn sóng Đức -DW),  Tổng thống Obama đã đặt ra một nhiệm vụ hạn chế: “ngăn chặn” các chiến binh của “Nhà nước Hồi giáo” (IS) tiến đánh thành phố Irbil của người Kurd, nơi có lãnh sự quán Mỹ và ngăn chặn thảm họa diệt chủng đối với hàng ngàn người Yazidi bị mắc kẹt trên núi Sinjar.
Không hề đề cấp đến chuyện tiêu diệt cái gọi là “Nhà nước Hồi giáo” (IS), Tổng thống Obama đã nhấn mạnh rằng ông sẽ không để cho lục quân Mỹ tham chiến: "Tôi sẽ không cho phép nước Mỹ bị lôi kéo vào một cuộc chiến tranh nữa ở Iraq".
Tuy nhiên, Tổng thống Obama còn đưa ra một thông điệp thứ ba: "Một khi Iraq có một chính phủ mới, Mỹ sẽ làm việc với chính phủ này và các nước khác trong khu vực để đối phó với cuộc khủng hoảng nhân đạo hiện nay và chống khủng bố”.
Mỹ đặt hy vọng vào Thủ tướng Haider al-Abadi
Thủ tướng Nouri al-Maliki đã cố bám lấy quyền lực ở Baghdad, sau một cuộc bầu cử “không phân thắng bại”. Trong con mắt người Mỹ, việc Thủ tướng Maliki phớt lờ thái độ bất mãn của người Hồi giáo Sunni và thất bại trong việc duy trì quân đội Iraq đã dẫn đến “chiến thắng” hiện nay của phiến quân “Nhà nước Hồi giáo” (IS). Ngay cả đồng minh cũ của ông ta là  Iran cũng cho rằng Al-Maliki phải ra đi.
Chỉ trong vài ngày, Tổng thống Iraq đề cử một Thủ tướng mới là Haider al-Abadi. Ông này là một thành viên của nhóm al-Maliki, nhưng được coi là người sẵn sàng hóa giải nạn chia rẽ bè phái ở Iraq. Điều quan trọng là ông al-Abadi đã nhận được sự ủng hộ của cả Mỹ lẫn Iran. Sau những thách thức ban đầu, Thủ tướng Al-Maliki ngày 14/8 đành chấp nhận ra đi và Thủ tướng được đề cử  al-Abadi có cơ hội để thành lập chính phủ mới.
Ngay cả khi không có chính phủ Iraq mới, Mỹ đã phải mở rộng hoạt động không kích vượt ra ngoài núi Sinjar và thủ phủ Irbil. Ngày 15/8, máy bay Mỹ đã yểm trợ các lực lượng Iraq và người Kurd tái chiếm đập thủy điện  Mosul, một cơ sở hạ tầng có ý nghĩa vô cùng quan trọng ở mạn bắc Iraq.
Ngày 18/8, Tổng thống Obama đã phải đối mặt với câu hỏi về "sứ mệnh leo thang”. Ông trả lời: "Chúng tôi sẽ không đưa hàng ngàn lục quân Mỹ trở lại tham chiến” và ông lặp đi lặp lại:  "Nếu chúng ta có đối tác hiệu quả trên mặt đất, ‘sứ mệnh leo thang’ là ít có khả năng xảy ra”.  
Vụ sát hại nhà báo James Foley: Một bước ngoặt
Một ngày sau đó, các phiến quân “Nhà nước Hồi giáo” (IS) tung lên mạng một đoạn video có tựa đề "Một tin nhắn tới Mỹ", miêu tả vụ sát hại nhà báo James Foley. Vụ cắt cổ dã man nhà báo James Foley đã khiến cho công chúng Mỹ vô cùng phẫn nộ. Tướng Mỹ về hưu John Allen viết: "Hãy tiêu diệt Nhà nước Hồi giáo hiện nay" và nói thêm rằng nhóm IS "là một mối nguy hiểm rõ ràng và hiện hữu đối với nước Mỹ”.  
Ngôn từ của các quan chức chính quyền Obama cũng bắt đầu trở nên cứng rắn hơn. Khi được hỏi liệu IS có nguy hiểm như các phần tử khủng bố đã gây ra vụ tấn công ngày 11/9/2001 chống nước Mỹ, Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel trả lời: "Điều này vượt lên trên bất cứ điều gì mà chúng ta đã thấy. Vì vậy, chúng ta phải chuẩn bị cho tất cả mọi tình huống”. Ông Chuck Hagel nói thêm rằng chính quyền Obama hiện đang cân nhắc tiến hành các cuộc không kích chống IS ở bên trong lãnh thổ Syria.
Cố vấn Ben Rhodes mô tả vụ giết nhà báo James Foley là một "cuộc tấn công khủng bố” chống lại  nước Mỹ và mở ra khả năng có phản ứng trực tiếp tại nơi James Foley đã bị cầm giữ, ở bên trong Syria. Ông Ben Rhodes nói: "Nếu các người truy sát  người Mỹ, chúng ta sẽ truy sát các người: mọi lúc mọi nơi. Điều này sẽ chỉ dẫn công việc lên kế hoạch của chúng ta trong những ngày tới”.
Ngoại trưởng John Kerry cũng công khai nói về việc tiêu diệt Nhà nước Hồi giáo: "IS đại diện cho cái ác và nó phải bị tiêu diệt”.
Liệu Mỹ có thể tiêu diệt được IS mà không cần đưa bộ binh tham chiến?
Nhà phân tích Michael O'Hanlon của Viện Brookings nói có nhiều sự lựa chọn khác nhau, trong đó có việc sử dụng 5.000 binh sĩ của lực lượng đặc biệt Mỹ. Ông O'Hanlon cho rằng Tổng thống Obama sẽ được phép tiến hành các “chiến dịch đặc biệt” ở Iraq, khi tân Thủ tướng Haider al-Abadi thành lập xong chính phủ đoàn kết dân tộc mới ở Iraq.
Điều này xem ra cũng phù hợp với thông điệp thứ 3 của Tổng thống Obama vào ngày 7/8 về  "tăng cường hỗ trợ" cho chính phủ Iraq mới để đối phó với những "thách thức chống khủng bố”.
Nhà phân tích Brian Fishman của quĩ  New America Foundation thì phản đối “chiến dịch hạn chế” nói trên. Ông lập luận rằng việc đánh bại IS sẽ đòi hỏi một lực lượng lớn hơn nhiều và cảnh báo nguy cơ nước Mỹ lại sa lầy  “vào một cuộc chiến tranh nữa (ở Iraq), với mục tiêu thay đổi”.
Trong khi đó, Đại tướng Martin Dempsey - Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ - cũng nói về việc đánh bại Nhà nước Hồi giáo về chính trị: "IS chỉ thực sự bị đánh bại, khi nó bị 20 triệu người Sunni sinh sống giữa Damascus và Baghdad từ  bỏ".
Một phép thử quan trọng đang diễn ra ở Iraq và đó là: Liệu Thủ tướng được đề cử Haider al-Abadi cóthành lập được chính phủ hòa hợp dân tộc mới mà ông Obama hy vọng từng ngày hay không?

Tin nổi bật