Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Châu Âu tiêu tốn gần 800 tỷ euro trong cuộc khủng hoảng năng lượng

(DS&PL) -

Các nước châu Âu đã tiêu tốn gần 800 tỷ euro (854 tỷ USD) trong nỗ lực bảo vệ các hộ gia đình và doanh nghiệp khỏi tác động khi giá năng lượng tăng vọt.

Theo phân tích của tổ chức tư vấn Bruegel, tính từ tháng 9/2021, các quốc gia thuộc Liên minh Châu Âu (EU) hiện đã chi tiêu hoặc phân bố 681 tỷ euro để giải quyết cuộc khủng hoảng năng lượng. Trong khi đó, Anh phân bổ 103 tỷ euro và Na Uy 8,1 tỷ euro.

Như vậy, tổng số tiền các nước châu Âu đã chi để đối phó với cuộc khủng hoảng năng lượng tính đến nay đã lên tới 792 tỷ euro. Con số này được đưa ra trong thời điểm châu Âu vẫn đang phải cầm cự trong mùa đông khi Nga cắt giảm phần lớn nguồn cung khí đốt tới khu vực này trong năm 2022.

Trong đó, Đức là quốc gia chi tiêu nhiều nhất cho cuộc khủng hoảng năng lượng. Berlin đã phẩn bổ tới 270 tỷ euro - số tiền lớn hơn nhiều so với các quốc gia khác. Xếp sau Đức là Anh, Pháp và Italy với mức chi tiêu gần 150 tỷ euro mỗi nước. Các quốc gia châu Âu khác hầu như chỉ bỏ ra số tiền nhỏ hơn.

Trên cơ sở bình quân đầu người, Luxembourg, Đan Mạch và Đức là những nước chi tiêu nhiều nhất.

Liên minh châu Âu đã chi nhiều tiền giải quyết khủng hoảng năng lượng. Ảnh: Reuters 

Khoản chi tiêu mà các quốc gia dành cho cuộc khủng hoảng năng lượng hiện đã ngang băng với quỹ phục hồi COVID-19 trị giá 750 tỷ euro của EU. Sau khi nhận được sự tán thành của các nước thành viên năm 2020, Brussels đã nhận khoản nợ chung và chuyển khoản tiền đó cho 27 quốc gia thành viên của khối để ứng phó với đại dịch. 

Bản cập nhật về chi tiêu năng lượng được đưa ra khi các quốc gia đang tranh luận về các đề xuất của EU nhằm nới lỏng các quy tắc viện trợ cho các dự án công nghệ xanh. 

Những kế hoạch đó đã làm dấy lên lo ngại ở một số thủ đô của EU rằng việc khuyến khích viện trợ nhà nước nhiều hơn sẽ làm xáo trộn thị trường nội bộ của khối. Đức đã phải đối mặt với những lời chỉ trích về gói viện trợ năng lượng khổng lồ của mình, vốn vượt xa những gì các quốc gia EU khác có thể chi trả.

Bruegel cho biết các chính phủ đã tập trung hầu hết sự hỗ trợ vào các biện pháp phi mục tiêu nhằm hạn chế giá bán lẻ mà người tiêu dùng phải trả cho năng lượng, chẳng hạn như cắt giảm thuế VAT đối với xăng dầu hoặc trần giá điện bán lẻ.

Tổ chức tư vấn nói rằng động lực đó cần phải thay đổi, vì các bang đang cạn kiệt không gian tài khóa để duy trì nguồn tài trợ rộng như vậy. 

Nhà phân tích nghiên cứu Giovanni Sgaravatti nhận xét: "Thay vì đưa ra các biện pháp giảm giá thực chất là trợ cấp nhiên liệu hóa thạch, giờ đây các chính phủ nên thúc đẩy nhiều chính sách hỗ trợ thu nhập hơn nhắm vào hai nhóm thu nhập thấp nhất trong phân phối thu nhập và hướng tới các lĩnh vực chiến lược của nền kinh tế".

Minh Hạnh (Theo Reuters) 

Tin nổi bật