Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Chàng trai nhặt được sinh vật lạ ở bờ biển, mang đi hỏi mới biết “trúng số độc đắc”

  • Đinh Kim
(DS&PL) -

Anh chàng ngỡ ngàng khi biết về sinh vật lạ mình vừa nhặt được ở bờ biển, không nghĩ chúng lại quý tới vậy.

Theo thông tin được chia sẻ, chàng trai họ Mã phát hiện nhiều vật lạ trong lúc đi dạo quanh bãi đá gần bờ biển của đảo Thương Xuyên, tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc).

Những vật lạ này bám trên đá, có thân màu đen, được phủ bởi lớp gai nhỏ, phần trên là những chiếc móng nhỏ có màu xanh lá. Bề ngoài của vật lạ vừa giống bàn chân thu nhỏ của cá sấu vừa giống với chân rùa.

Tò mò không biết vật lạ này là gì, anh Mã mang một ít vào làng ngư dân gần đó để hỏi thăm. Người dân trong làng vừa nhìn thấy vật lạ liền rối rít chúc mừng. Thấy anh Mã ngơ ngác, một bác ngư dân đã giải thích vật lạ anh tìm thấy là ốc chân rùa.

Được biết, đây là loại ốc biển rất nổi tiếng của đảo Thương Xuyên, thường bám ở các kẽ đá, có hình dáng xấu xí nhưng thịt ăn rất ngon. Ốc chân rùa có giá trị dinh dưỡng rất cao, sản lượng không nhiều, cách thu hoạch lại khó nên giá thành của loại ốc này không hề rẻ.

Sinh vật lạ chàng trai tìm được là ốc chân rùa - loại ốc biển có giá thành rất cao. Ảnh minh họa

Ở chợ nông sản của đảo Thương Xuyên, có nhiều gian hàng bày bán ốc chân rùa với giá lên tới hàng triệu đồng một cân. Nếu đem số ốc bắt được ra chợ bán, anh Mã có thể thu được một khoản tiền kha khá.

Nghe bác ngư dân giải thích, anh Mã vô cùng vui mừng, liên tục cảm ơn. Khi về đến nhà, anh Mã tìm hiểu thêm về loại ốc này thì biết được chúng có tên khoa học là Capitulum mitella. Đây là món ăn quý hiếm nổi tiếng trên thế giới, không phải ai cũng có cơ hội thưởng thức.

Ốc chân rùa không thể nuôi, chúng tự sinh sống và phát triển ngoài biển khơi xa xôi, rất khó để đánh bắt. Việc thu hoạch ốc chân rùa tương đối nguy hiểm với các ngư dân. Sau khi đi tàu ra biển, ngư dân phải lặn xuống tìm những con ốc đang bám chặt trên những tảng đá sắc nhọn. Những nguy hiểm tiềm ẩn khiến nhiều người bị thương, thậm chí mất mạng trong quá trình đánh bắt ốc.

Thêm vào đó, thời gian bảo quản của ốc chân rùa rất ngắn nên ngư dân thường chỉ khai thác khi có đơn đặt hàng. Ốc chân rùa phải được thu hoạch trực tiếp mới đảm bảo hương vị tươi ngon. Do đó, ngư dân phải tìm những tảng đá mà chúng bám rất chặt vào, sau đó khéo léo bóc ra vì nếu bị rách trực tiếp khi tách ra khỏi đá, ốc chân rùa sẽ chết, không thể tiêu thụ được.

Liên quan đến việc tình cờ phát hiện vật quý hiếm, một chàng trai giấu tên trước đó đã vô tình nhặt được viên đá quý có giá trị khá cao. Theo lời kể của chàng trai, anh bắt gặp viên đá ở hang động trong một lần đi leo núi thám hiểm. Thấy viên đá quá đẹp, anh quyết định mang về nhà.

Khi đem viên đá tới một cửa hàng bán đồ trang sức gần nhà, chàng trai mới biết đó là một loại đá quý có tên tinh thể Kunzite (đá Kinzite). Đây là loại đá còn khá “trẻ” trong lĩnh vực đá quý, mới được phát hiện vào năm 1902 bởi chuyên gia đá quý, thợ kim hoàn nổi tiếng George Frederick Kunz. Tên gọi Kunzite được đặt theo tên của chuyên gia này.

Đá Kunzite có màu hồng nhạt hoặc tím, được tìm thấy ở Afghanistan, Brazil, Madagascar và California, trong đó San Diego, California được cho là có sản lượng và chất lượng vượt trội. Đá có màu tím hoặc màu hoa cà càng đậm thì càng có giá trị.

Sau khi biết được giá trị của viên đá, chàng trai đã quay lại hang động và tìm được rất nhiều viên đá quý khác. Đối với anh, việc này không khác nào “trúng số độc đắc”.

Đinh Kim (T/h)

Tin nổi bật