Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Chàng trai khuyết tật 15 năm chống nạng vẽ tranh

(DS&PL) -

15 năm đứng trên đôi nạng gỗ với bàn tay co quắp nắm cọ vẽ trong những cơn đau quặn thắt do bệnh tật, chàng trai tưởng như đã tàn phế nay trở thành họa sĩ có tiếng

15 năm đứng trên đôi nạng gỗ với bàn tay co quắp nắm cọ vẽ trong những cơn đau quặn thắt do bệnh tật, chàng trai tưởng như đã tàn phế nay trở thành họa sĩ có tiếng ở đất Bắc nhờ nghị lực phi thường của mình.

Câu chuyện về họa sĩ khuyết tật Lưu Xuân Thành vừa được giới thiệu trong chương trình “Lời xin lỗi” của Đài truyền hình Việt Nam không chỉ khiến người xem cảm phục về ý chí mà có lẽ, nó còn là nguồn cảm hứng bất tận để những người khuyết tật khác vươn lên trong cuộc sống.
Chàng họa sĩ khuyết tật Lưu Xuân Thành.
Lưu Xuân Thành sinh năm 1985 tại Kim Thành, Hải Dương. Năm 11 tuổi anh bị co cứng cơ vận động toàn thân, di chứng từ một vụ tai nạn. Cơ thể dần teo tóp và liệt nửa phần thân dưới.
Nhìn thấy con trai bị biến chứng và những cơn đau dữ dội hành hạ, bố mẹ như đứt từng khúc ruột. Gia đình đưa anh chạy chữa, thuốc thang khắp nơi nhưng đều không có kết quả. Mọi hy vọng đều vụt tắt với cậu bé vừa bước vào tuổi thiếu niên này.
“Bố mẹ tôi đã khóc rất nhiều và nói tôi không còn hy vọng chữa lành nữa. Cuộc sống của tôi ngày cũng như đêm, chỉ gió quạt cũng khiến cơ thể đau đớn vô cùng. Có lúc tôi không còn muốn tồn tại trên cõi đời nữa", Thành nhớ lại những năm đầu sau tai nạn.
Tuy nhiên, nhờ bố mẹ động viên, chăm sóc từ bữa ăn giấc ngủ, Thành cũng dần bình tâm và gắng gượng sống tiếp với suy nghĩ sẽ chẳng thể làm được gì cho bố mẹ và cho chính bản thân.
Nghĩ là vậy, nhưng cuộc đời vốn luôn đầy những bất ngờ. Trong một dịp xem tivi, Thành thấy một anh họa sĩ khuyết tật vẽ tranh. “Từ đó tôi luôn nghĩ tại sao mình lại không vẽ như anh ấy? Đó là khoảng thời gian 5 năm sau khi bị những cơn đau hành hạ”, Thành kể.
Hội họa đã bắt đầu giúp Thành vượt qua mọi cơn đau để vẽ nên tương lai cho mình.
Với quyết tâm phải làm một điều gì đó để thoát khỏi chán nản, Thành bắt đầu tập vẽ từ đó. Dù đôi tay co cứng, vận động khó khăn, anh vẫn kiên trì trên đôi nạng gỗ, vụng về cọ những nét vẽ đầu tiên. Không ai biết rằng, cũng từ đây, anh bắt đầu hành trình vẽ nên tương lai đời mình từ những cơn đau thắt hành hạ.
Bố họa sĩ trẻ, bác Lưu Văn Tiến cho biết: “Lúc đầu chỉ nghĩ cháu vẽ cho khuây khỏa. Tuy nhiên nhìn con hàng ngày miệt mài đứng vẽ, cơ thể có đau nhức thế nào vẫn kiên trì, nhiều lúc thương con, sợ con mệt nhưng thấy con đam mê vậy, tôi chỉ biết động viên cháu”.
Với Thành, vẽ đã trở thành niềm đam mê duy nhất. Vẽ là cách để quên đi tất cả đau đớn, bệnh tật. Niềm đam mê ấy đã dần đưa Thành đi tới con đường hội họa chuyên nghiệp với những tác phẩm nghệ thuật chứa đầy sức sống mãnh liệt.
Vào tháng 3/2015, Thành cùng 3 họa sĩ trẻ đến từ các nơi trên cả nước đã tổ chức Triển lãm tranh “Khát vọng ngày mới” và nhận được sự đánh giá rất cao từ giới chuyên môn cũng như những người yêu nghệ thuật. Tấm gương của chàng trai trẻ đã trở thành động lực và cũng là bài học cho nhiều bạn trẻ vươn lên trong cuộc sống.


Để có được thành công như ngày hôm nay phải kể đến sự hy sinh không biết mệt mỏi của bố mẹ. Tâm sự với chương trình “Lời xin lỗi”, Thành kể: “Mẹ tôi thường đi chợ từ lúc 3 giờ đêm, thậm chí có hôm đi từ 1 giờ đêm để lo tiền chạy chữa thuốc men cho tôi. Nếu có điều gì xảy ra với mẹ, tôi sẽ vô cùng ân hận”.
Suốt mấy chục năm, mẹ Thành đã ngược xuôi chạy chợ kiếm tiền thuốc thang cho con.
Mẹ của Thành, bà Lương Thị Thuyên biết con thương mẹ, nhưng vì cuộc sống mưu sinh nên không còn cách nào khác. “Nhiều khi ốm đau cũng phải cố gắng kiếm từng đồng chứ nhà quê làm cái gì ra bây giờ! Tôi bảo, mẹ không đi thì lấy gì ăn hả con?”, bà Thuyên ngậm ngùi.
Bà Lương Thị Thuyên: Tôi bảo, mẹ không đi thì lấy gì ăn hả con?
Nhìn cảnh bố mẹ vất vả ngược xuôi vì mình, Thành luôn cảm thấy có lỗi, chia sẻ với chương trình “Lời xin lỗi”, anh cho biết: “Tôi luôn muốn vẽ tặng mẹ một bức tranh để khắc họa những nét vất vả của mẹ trong những tháng ngày mưu sinh để nuôi tôi”.
Chàng họa sĩ trẻ tặng mẹ bức tranh tri ân vì sự hy sinh không biết mệt mỏi của mẹ.
Và bức tranh ấy cũng đã hoàn thành sau bao ngày ấp ủ. Người xem đã rơi nước mắt khi Thành tặng mẹ bức chân dung một người phụ nữ tần tảo bên chiếc xe đạp trên con đường nhỏ, dài và sâu hun hút cùng lời tri ân: “Con cám ơn bố mẹ suốt thời gian qua đã chăm sóc con, trông nom con từ miếng ăn giấc ngủ, con cám ơn bố mẹ rất nhiều”.
Nhìn cái ôm thật chặt của chàng họa sĩ trẻ trong vòng tay của bố mẹ, Chương trình “Lời xin lỗi” tin rằng những cơn đau, những nỗi buồn của Thành, sự vất vả, cơ cực của bố mẹ sẽ sớm qua đi trong để nhường chỗ cho niềm vui, hạnh phúc của những con người đã vượt qua nỗi đau để chiến thắng số phận trong năm mới đang cận kề này.
“Lời xin lỗi” là chương trình truyền hình thực tế, phát sóng vào lúc 20h từ thứ Hai đến thứ Năm hàng tuần trên kênh VTV9. Đạo diễn chương trình cho biết: “Sự kiện ông Trần Quí Thanh xin lỗi người tiêu dùng và nhận được sự quan tâm, hưởng ứng của hàng triệu người đã thúc đẩy chúng tôi phải làm một điều gì đó để góp phần lan tỏa những tiếng nói chân thành ra khắp cộng đồng, để mọi người có cơ hội xích lại gần nhau, một khởi đầu tốt đẹp hơn”.
Chương trình đang gây ấn tượng mạnh với khán giả cả nước qua câu chuyện của những số phận, những hoàn cảnh khác nhau gửi lời xin lỗi chân thành đến cha mẹ, con cái, người thân vì những thiếu sót mà mình đã gây ra với mong muốn một năm mới tốt đẹp hơn. 
Khởi nguồn từ clip xin lỗi của doanh nhân Trần Quí Thanh thu hút tới 7.8 triệu lượt xem và thông điệp tiếp cận tới 27,7 triệu người khác qua mạng xã hội. Trào lưu xin lỗi đã bùng lên trong dịp cuối năm thu hút sự tham gia, hưởng ứng của hàng chục triệu người với hàng vạn lời xin lỗi chân thành được gửi đi mỗi ngày vì những thiếu sót đã xảy ra với mong muốn có một khởi đầu mới tốt đẹp hơn trong năm mới.
Nhiều học giả đã bày tỏ niềm vui về tín hiệu đầy tích cực này và hy vọng, nét tươi mới và độ lan tỏa mà trào lưu xin lỗi đang tạo ra sẽ trở thành nét văn hóa ứng xử lâu dài của người Việt.


Tin nổi bật