Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Chân dung mỹ nhân khiến Tần Thủy Hoàng thương nhớ khôn nguôi

  • Mộc Miên
(DS&PL) -

Tần Thủy Hoàng ngay khi nhìn thấy A Phòng, đã rất đỗi ngạc nhiên vì nàng giống hệt một nữ nhân mà ông quen biết từ nhỏ. Giữa binh đao khói lửa, hai người đã nảy sinh tình cảm với nhau.

Cho tới nay, cuộc đời của vua Tần Thủy Hoàng vẫn ẩn chứa nhiều bí mật khiến người đời sau băn khoăn, không có lời giải đáp. Đặc biệt, kể từ khi Tần Thủy Hoàng lên ngôi lúc 13 tuổi cho đến khi băng hà ở tuổi 49, ngôi vị hoàng hậu quyền lực luôn bỏ trống.

Tài tử Lưu Đức Khải hóa thân thành công vào vai diễn Tần Thủy Hoàng trong phim "Người tình của Tần Thủy Hoàng.

Nổi tiếng là vị hoàng đế có quyền lực tối thượng, tàn bạo, khao khát trường sinh, nhưng ít ai biết được rằng chỉ có duy nhất một người phụ nữ khiến vua Tần Thủy Hoàng si mê, nguyện làm tất cả. Thậm chí, ông còn xây riêng một cung điện nguy nga mang tên nàng – cung A Phòng.

Phòng bắt đầu xảy ra khi quân đội nước Tần đang chiến đấu với những bộ lạc ở phía Nam. Vào thời điểm đó, để tấn công, quân Tần cần phải vận chuyển được lương thực di chuyển từ phía Bắc xuống phía Nam.

Tuy nhiên, do thời tiết rất nóng bức nên Tần Thủy Hoàng đã hạ lệnh cho đào kênh nối sông Tương và sông Ly (chảy qua tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc ngày nay) để giúp việc vận chuyển lương thực được thuận tiện hơn.

Dù giải quyết được vấn đề nan giải về lương thực, nhưng trên thực tế thì cuộc chiến giữa nước Tần hùng mạnh cùng với những bộ lạc ở phía Nam vẫn kéo dài tới 3 năm. Không may là quân Tần lúc này lại mắc phải một căn bệnh nguy hiểm, đó là dịch hạch.

Trong khi đó, mặc dù nắm bắt cơ hội để giành lấy phần thắng nhưng quân đội của những bộ lạc ở phía Nam lại do dự vì khi đánh quân Tần thì họ rất có thể cũng sẽ bị nhiễm dịch hạch. Đây thực sự là một vận may hiếm có, nhưng cũng là tình thế tiến thoái lưỡng nan, đánh mà cũng như không.

Trong bối cảnh vẫn còn đang do dự không biết liệu đánh hay là không đánh, thủ lĩnh của những bộ lạc ở phía Nam đã nghĩ ra một giải pháp. Đó là đưa một cô gái địa phương hái thuốc trà trộn vào trong doanh trại của quân Tần vừa để thăm dò tình hình, khống chế dịch hạch, nhưng đồng thời cũng có thể tấn công trở lại khi dịch bệnh của quân địch đã được kiểm soát.

Cô gái hái thuốc này chính là mỹ nhân A Phòng, người đã tận tình mang nhiều thảo dược tới doanh trại của quân Tần để giúp điều trị dịch hạch.

Tạo hình của cô gái xinh đẹp tên A Phòng trong phim do nữ diễn viên Triệu Nhã Chi đảm nhận.

Tần Thủy Hoàng khi đó rất cảm kích và muốn cảm ơn vị ân nhân đặc biệt này. Thế nhưng, ngay khi nhìn thấy A Phòng, vị vua trẻ tuổi của nước Tần đã rất đỗi ngạc nhiên vì cô trông rất giống với một nữ nhân mà ông quen từ thuở nhỏ.

Theo đó, khi còn là con tin ở Hàm Đan, nước Triệu (một nước chư hầu thời Chiến Quốc), Tần Thủy Hoàng (tên thật là Doanh Chính) thường bị bắt nạt và đánh đập. Tuy nhiên, chính trong hoàn cảnh khó khăn đó, A Phòng đã xuất hiện, trị thương cho ông và hai người khi đó đã phát sinh tình cảm với nhau.

Nhưng sau khi trở lại nước Tần, hai người cũng không có cơ hội được gặp lại nhau, nên điều này khiến cho Tần Vương vô cùng ngạc nhiên. Sau đó, nhờ có A Phòng thuyết phục mà những bộ lạc ở phía Nam đã quyết định hòa giải với quân Tần.

Trong khi đó, Tần Thủy Hoàng cũng bày tỏ tình cảm của mình với A Phòng và hứa hẹn cho nàng danh phận sau khi ông hoàn thành tham vọng thống nhất Trung Hoa.

Dù vậy, mối lương duyên của Tần Thủy Hoàng và A Phòng lại bị dang dở khi quyền lực của nước Tần lúc đó chủ yếu nằm trong tay của tướng quốc Lã Bất Vi.

Tần Thủy Hoàng muốn lập người con gái mình yêu là A Phòng lên làm hoàng hậu nhưng bị các đại thần trong triều một mực phản đối với lý do không thể để một người nước Triệu làm hoàng hậu nước Tần.

Tần Thủy Hoàng lúc này không biết phải xử trí ra sao, còn A Phòng sau khi chứng kiến Tần Thủy Hoàng vì chuyện này mà bị chèn ép thì đã treo cổ tự tử để người mình yêu không phải khó xử. Tần Thủy Hoàng vô cùng đau buồn, trong lòng vẫn nhớ thương A Phòng. Khi người yêu mất, ông đã lập lời thề cả đời không lập hoàng hậu.

Cái chết của A Phòng khiến Tần Thủy Hoàng vô cùng đau khổ. Vì vậy, sau này, khi đã thống nhất Trung Quốc, lên ngôi Hoàng đế và quyết định xây dựng một cung điện quy mô hoành tránh nhất trong lịch sử, Tần Thủy Hoàng mới dùng tên A Phòng để đặt tên cho cung điện này như một cách tưởng nhớ người mà mình thương yêu.

Tranh vẽ minh họa về Cung A Phòng

Theo Tần Thủy Hoàng bản kỷ của sử gia Tư Mã Thiên, cung A Phòng có quy mô rất lớn, bắt đầu được xây dựng từ năm 212 TCN. Tuy nhiên, khi Tần Thủy Hoàng còn sống, công trình mới chỉ xây xong được một tòa tiền điện. Ghi chép của Tư Mã Thiên chỉ ra rằng, riêng phần tiền điện này đã có diện tích rất lớn và sức chứa của nó có thể lên tới hàng vạn người.

Sau khi hoàng đế Tần Thủy Hoàng qua đời (210 TCN), hầu hết những người tham gia xây dựng công trình này đều được điều động tới tham gia hoàn thành lăng mộ. Tần Nhị Thế, con trai của Tần Thủy Hoàng, đồng thời là người kế vị của ông, đã ra lệnh tiếp tục tiến hành xây dựng cung A Phòng. Việc này cũng đã được ghi chép trong lịch sử.

Tới nay, cung A Phòng vẫn được đánh giá là cung điện xa hoa bậc nhất lịch sử Trung Quốc.

Mộc Miên (T/h)

Tin nổi bật