Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Chân dung cố chủ tịch Lee Kun-hee, người "phù phép" đưa Samsung trở thành "ông lớn" công nghệ

(DS&PL) -

Mới đây, đại diện tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới Samsung thông báo, Chủ tịch Lee Kun-hee đã qua đời ở tuổi 78 sau 6 năm hôn mê trên giường bệnh.

Mới đây, đại diện tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới Samsung thông báo, Chủ tịch Lee Kun-hee đã qua đời ở tuổi 78 sau 6 năm hôn mê trên giường bệnh.

Ngày 25/10, đại diện tập đoàn điện tử Samsung đã thông báo về sự ra đi của Chủ tịch Lee Kun-hee. Được biết, tình trạng sức khỏe ông Lee Kun-hee trong những năm đã ở mức xấu, ông rơi vào tình trạng hôn mê sâu từ năm 2014 sau một cơn đau tim. 

Trong tuyên bố mới của mình, Samsung đã ngợi ca ông Lee Kun-hee là một nhà lãnh đạo vĩ đại đã giúp gây dựng tập đoàn từ một doanh nghiệp nhỏ vươn lên tầm cỡ quốc tế. Ông Lee sinh ngày 9/1/1942, tại thành phố Daegu ở Đông Nam Hàn Quốc. Ông là người con trai thứ 3 trong gia đình. 

Chủ tịch tập đoàn Samsung Lee Kun-hee. Ảnh: Getty

Vào năm 1938, cha của ông Lee Kun-hee, ông Lee Byung-chul đã sáng lập nên tập đoàn Samsung. Trong tiếng Hàn Quốc, Samsung có nghĩa là "3 ngôi sao". Thời kỳ ấy, Samsung là một công ty xuất khẩu. Theo đó, công ty từng xuất khẩu nhiều mặt hàng như rau củ, trái cây và cá khô sang Mãn Châu và Bắc Kinh (Trung Quốc).

Tới sau chiến tranh Triều Tiên năm 1950-1953, ông Lee Byung-chul đã tái cơ cấu Samsung thành một nhà sản xuất điện tử và thiết bị gia dụng, đồng thời là công ty thương mại lớn đầu tiên của đất nước.

Ông Lee Kun-hee đã gia nhập công ty và hỗ trợ công việc làm ăn của cha từ năm 1968. Tới năm 1987, khoảng 2 tuần sau khi ông Lee Byung-chul qua đời, ông Lee Kun-hee đã lên làm tân chủ tịch công ty Samsung. 

Chủ tịch Lee Kun-hee đã tạo ra nhiều bước đột phá, đưa Samsung từ một doanh nghiệp nhỏ trở thành "ông lớn" trong lĩnh vực sản xuất đồ điện tử. Ảnh: Getty

Sở hữu tấm bằng đại học ngành Kinh tế của Đại học Waseda và bằng thạc sĩ ngày Quản trị kinh doanh của Đại học George Washington, ông Lee Kun-hee đã đem lại một diện mạo hoàn toàn mới cho Samsung, khác hoàn toàn với thời kỳ cha ông nắm quyền. 

Cụ thể, vào năm 1987, Samsung vẫn còn lệ thuộc nhiều vào công nghệ của Nhật Bản để sản xuất TV và từng bước xuất khẩu lò vi sóng, tủ lạnh. Tới năm khoảng năm 1974, ông Lee đã quyết định "dấn thân" vào lĩnh vực sản xuất chất bán dẫn và quyết định mở rộng các nhà máy sản xuất bằng cách mua lại những công ty đang trên bờ vực phá sản. 

Vào đầu những năm 1990, văn hóa kinh doanh của Samsung mang đậm dấu ấn Hàn Quốc, công ty đã nỗ lực hết mình để sản xuất các sản phẩm giá rẻ và chất lượng không quá cao. Tuy nhiên, sau chuyến công tác nước ngoài kéo dài 2 tháng vào năm 1993, chủ tịch Samsung nhận thấy mình cần có những thay đổi sâu rộng và cải thiện chất lượng sản phẩm. 

Năm ấy, ông Lee đã truyền cảm hứng tới nhân viên qua một câu nói nổi tiếng của chính ông: "Hãy thay thế tất cả mọi thứ trừ vợ và con bạn". 

Ý chí và quyết tâm của ông Lee Kun-hee đã giúp Samsung ngày một phát triển, tạo được dấu ấn thương hiệu riêng và vươn lên thành "ông lớn" công nghệ hàng đầu thế giới, sánh ngang với tập đoàn Apple của Mỹ.

Năm 2007, Samsung đã lần đầu lọt vào danh sách những tập đoàn sản xuất điện tử lớn nhất thế giới do tạp chí Fortune bình chọn. 

Chủ tịch Lee trong sự kiện Triển lãm Điện tử Tiêu dùng Quốc tế 2012 ở Las Vegas. Ảnh: Getty

Dưới sự dẫn dắt của Chủ tịch Lee Kun-hee, doanh số của Samsung đã "vọt lên" đáng kể, tăng gấp 39 lần so với thời điểm năm 1987. Một mình Samsung đã tạo ra khoảng 20% tổng GDP của Hàn Quốc. 

Tuy nhiên, không phải mọi bước đi của ông Lee Kun-hee đều chính xác. Ông cũng từng vấp phải nhiều sai lầm. Đặc biệt nhất là vào năm 1990, khi ông Lee mong muốn mở rộng tập đoàn sang ngành sản xuất ô tô do niềm đam mê đối với những chiếc xe hơi sang trọng. Tuy nhiên, ô tô của Samsung Motor đã không gây được tiếng vang lớn và đã phải bán lại cho tập đoàn Renault.

Bên cạnh đó, Samsung cũng thường xuyên bị chỉ trích vì vi phạm luật lao động đối với các công nhân viên. Người Hàn Quốc vừa tự hào nhưng cũng vừa lo ngại việc Samsung phải đối diện với luật pháp sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới xã hội. 

Năm 2007, một cựu luật sư của công ty đã buộc tội Samsung về hành vi sai trái trong cuốn sách trở thành sách bán chạy nhất ở Hàn Quốc. Theo đó, ông Lee Kun-Hee sau đó bị truy tố về tội trốn thuế và các tội danh khác.

Lee đã từ chức chủ tịch Samsung Electronics và bị kết tội và bị kết án ba năm tù treo. Ông được tổng thống ân xá vào năm 2009 và trở lại quản lý của Samsung vào năm 2010.

Hiện nay, Samsung tiếp tục đứng trước nguy cơ bị điều tra do các cáo buộc tham nhũng sau khi con trai ông Lee, người thừa kế tập đoàn, bị phát hiện và kết án 5 năm tù giam vì hành vi hối lội cựu Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye. 

Minh Hạnh (Theo Yahoo, Sucess Story)

Tin nổi bật