Cây xương khỉ là cây gì?
Cây xương khỉ (còn gọi là bìm bịp) có tên gọi khoa học là Clinacanthus, thuộc họ Ô rô. Loại cây này có thân nhỏ, màu xanh, cao khoảng 1 - 1,5 mét và thường mọc thành từng cụm.
Lá cây xương khỉ có màu xanh đậm, hơi thuôn dài, nhỏ dần về phần đầu. Mặt lá cây nhẵn và có nhiều gân, trong đó gân chính giữa lớn nhất, các gân còn lại đối xứng với nhau qua gân giữa.
Hoa của cây xương khỉ màu hồng hoặc đỏ, mọc thành chùm, phía trên hoa có màu vàng của bao phấn. Phần cuống hoa ngắn đối ngược với chiều dài của hoa (từ 3 – 5 cm), do đó đây được xem là đặc điểm nhận dạng loại hoa này.
Loại cây thân thảo này rất dễ trồng, nhân giống bằng cách giâm cành, trồng trực tiếp trên đất ẩm. Được biết, tất cả các bộ phận của cây xương khỉ đều có thể dùng làm thuốc.
Tất cả các bộ phận của cây xương khỉ đều có thể dùng làm thuốc. Ảnh minh họa
Cây xương khỉ có vị ngọt, không chứa chất độc hại và có nhiều tác dụng trong hỗ trợ điều trị bệnh. Có thể thu hái lá, ngọn hoặc toàn bộ cây xương khỉ để sơ chế thành thuốc.
Sau khi thu hái, rửa sạch dược liệu và dùng tươi hoặc cắt thành khúc ngắn rồi phơi hoặc sấy khô. Dược liệu khô cần được bỏ vào túi nilon, bảo quản ở điều kiện khô ráo, thoáng mát.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, cây xương khỉ chứa hàm lượng lớn hoạt chất flavonoid với tác dụng kháng viêm, làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể. Loại cây này còn chứa các hoạt chất khác như flavon, glycosind, vitamin và khoáng chất, tanin, chất xơ...
Cây xương khỉ có công dụng gì?
Công dụng của cây xương khỉ đối với sức khỏe con người đã được chứng minh trong cả y học hiện đại và y học cổ truyền. Cụ thể, theo y học hiện đại, loại cây này hỗ trợ điều trị bệnh ung thư giai đoạn đầu.
Có tác dụng chống oxy hóa cực mạnh, hoạt chất flavonoid trong cây dương khỉ giúp tăng cường lưu thông máu và ngăn sự phát triển của các tế bào ung thư.
Cây xương khỉ cũng hỗ trợ cầm máu, giúp làm giảm sẹo, nhanh lành vết thương đồng thời hỗ trợ điều trị các bệnh lý về da.
Về y học cổ truyền, theo Đông y, cây xương khỉ chứa hàm lượng lớn tanin, flavonoid, vitamin và khoáng chất, glycosid…, tạo nên những giá trị y học của loại cây này.
Một số công dụng cụ thể gồm tăng cường sức khỏe, cung cấp dinh dưỡng và nâng cao sức đề kháng của cơ thể; điều trị viêm dạ dày, viêm họng cùng các bệnh lý ngoài da như vàng mắt, vàng da…, đồng thời hỗ trợ làm giảm đường máu, hạ cholesterol.
Ngoài ra còn hỗ trợ điều trị viêm gan, lợi mật, mát gan, lưu thông máu và cải thiện huyết áp; điều trị các bệnh lý về xương khớp như phong tê thấp, đau nhức, gãy, còi xương và hỗ trợ điều trị bệnh ung thư như u hạch, phổi, gan…
Cây xương khỉ cũng có công dụng giảm men gan; phục hồi chức năng gan bị tổn thương do các chất độc hại, bia rượu.
Cây xương khỉ trong bài thuốc dân gian
Cây xương khỉ là một trong những loại cây thảo dược được biết đến và sử dụng sớm trong dân gian. Dưới đây là một số bài thuốc dân gian từ cây xương khỉ:
Các bài thuốc hỗ trợ điều trị ung thư giai đoạn đầu
Bài thuốc 1: Rửa sạch 10 lá cây xương khỉ, sau đó nhai kỹ và nuốt. Mỗi ngày thực hiện 5 lần, duy trì trong 3 tháng sẽ giúp làm giảm các cơn đau. Lưu ý, nếu bệnh lý đã kéo dài thì có thể tăng liều lên 15 lá/lần, ăn 6 lần/ngày.
Bài thuốc 2: Công dụng của bài thuốc này là phòng ngừa sự tái phát và di căn của các tế bào ung thư. Cụ thể, đem sắc hỗn hợp 20g hoa đu đủ đực, 30g cây xạ đen và 30g cây xương khỉ với 1,5 lít nước cho đến khi còn 1 lít dung dịch thì dừng lại. Chia nước thuốc sắc được thành nhiều lần uống trong ngày.
Bài thuốc giúp mát gan, lợi mật
Phơi khô thân và lá cây xương khỉ, mỗi ngày lấy khoảng 30 - 40 g hãm lấy nước uống. Sử dụng liên tục trong vòng 3 tháng, rồi đánh giá kết quả. Ngoài ra, có thể dùng ngọn cây xương khỉ nấu thành canh ăn hàng ngày.
Bài thuốc hỗ trợ điều trị thoái hóa cột sống
Chuẩn bị lá cây xương khỉ tươi, lá ngải cứu tươi và sâm đại hành. Giã nhuyễn hỗn hợp này, xào nóng và thêm một chút dầm rồi để ấm, đắp lên chỗ bị đau. Để nguyên như vậy qua đêm, cơn đau nhức xương khớp sẽ giảm bớt.
Một cách khác là dùng hỗn hợp nói trên sắc lấy nước uống. Với bã thuốc, cho thêm gừng tươi giã nát để đắp lên vùng bị đau.
Một trong số các công dụng của cây xương khỉ là trị gai cột sống đau nhức xương, thoái hóa cột sống. Ảnh minh họa
Bài thuốc giúp làm lành vết thương
Nếu bị đứt tay, đứt chân hay bị thương nhẹ, có thể rửa sạch lá cây xương khỉ bằng nước ấm pha muối loãng, sau đó dùng để đắp lên vết thương, không chỉ giúp sát khuẩn mà còn hỗ trợ vết thương nhanh lành.
Bài thuốc hỗ trợ điều trị viêm gan, xơ gan, vàng da
Bài thuốc 1: Lấy hỗn hợp 30g cây xương khỉ, 15g mỗi vị thuốc gồm trần bì, lá vọng cách, 20g râu ngô, 10g sâm đại hành, sắc với 1,5 lít nước cho tới khi còn 800ml thì dừng lại. Chia nước thuốc thành nhiều lần uống trong ngày.
Bài thuốc 2: Sắc hỗn hợp 30g cây xương khỉ, 15g sâm đại hành, 20g râu ngô, 12g lá vọng cách, 12g lá quao, 10g trần bì với 1,5 lít nước sôi trong 30 phút, dùng lửa nhỏ. Nước thuốc được chia 3 lần uống/ngày.
Bài thuốc điều trị ho
Nếu có triệu chứng ho khan, ngứa cổ, mệt mỏi, đau đầu…, có thể chia 8 lá cây xương khỉ thành 3 lần ăn/ngày, mỗi lần sử dụng cách nhau 1 giờ. Cách này sẽ giúp giảm triệu chứng ho một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Bài thuốc điều trị đau dạ dày
Rửa sạch lá cây xương khỉ, thêm một vài hạt muối hột, sau đó đem nhai kỹ và nuốt. Mỗi ngày sử dụng 3 – 8 lá cây, chia thành 2 lần dùng trước bữa ăn để đạt hiệu quả điều trị cao.
Bài thuốc điều trị tiểu buốt, tiểu rắt, ra máu
Rửa sạch 9 lá cây xương khỉ, nhai sống 3 lần/ngày. Áp dụng bài thuốc liên tục 1 tháng giúp giảm các triệu chứng bệnh hiệu quả.
Bài thuốc điều trị phong thấp
Sắc hỗn hợp 30g cây xương khỉ, 20g mỗi vị thuốc gồm cây gối hạc, tầm gửi dâu và cây cổ trâu với 1,5 lít nước cho đến khi còn 800ml thì dừng lại, chia nước thuốc thành 2 – 3 lần uống trong ngày.
Bài thuốc điều trị lở loét miệng
Rửa sạch lá cây xương khỉ tươi, thêm một chút nước để giã nát. Sau đó, chắt lấy nước dùng để ngậm và nuốt dần. Ngoài ra, có thể dùng để súc miệng hàng ngày.
Duy trì việc này cho đến khi các vết lở loét miệng hết hẳn. Lưu ý, nên đánh răng sạch sẽ sau mỗi lần ngậm thuốc để tránh làm ố men răng.
Đ.K (T/h)