Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Cảnh giác tín dụng đen “thả thính” cho vay tiền giải ngân trong ngày

(DS&PL) -

Những ngày cận Tết nguyên đán 2021 này, khi dịch Covid-19 có chiều hướng gia tăng tại Hà Nội khiến nhiều người dân gặp vô vàn khó khăn. Đây cũng là thời điểm nhu cầu vay tiêu dùng của người dân tăng cao. Lợi dụng tâm lý này, hoạt động tín dụng đen đã “luồn lách”, thâm nhập, nở rộ với nhiều hình thức, thủ đoạn tinh vi như: Cho vay trực tuyến, vay qua ứng dụng, lập các tài khoản hội nhóm trên mạng xã hội… giải ngân trong ngày khiến nhiều người sập bẫy.

Tín dụng đen cuối năm với lãi suất cắt cổ 

Theo tìm hiểu của chúng tôi, những tháng cuối năm này rất nhiều người gặp khó khăn về tài chính, từ các doanh nghiệp nhỏ, hộ kinh doanh cá thể, tiểu thương và đặc biệt là lao đông, công nhân nghèo… lại càng khát vốn. Lợi dụng tình hình này, các đối tín dụng đen bắt đầu “thả thính” tràn lan hòng kiếm lời bất chính. 

Nhóm mà đối tượng tín dụng đen nhắm đến nhiều nhất là những người nghèo, công nhân, người có trình độ thấp... gặp khó khăn đột xuất về tài chính dịp cuối năm. Được biết, tuy số tiền cần vay của những đối tượng này không lớn nhưng số lượng người vay lại khá nhiều. Do không tìm hiểu rõ về cách tính lãi suất nên dễ bị sập bẫy, phải trả lãi gấp nhiều lần tiền vay gốc.

Gặp gỡ phóng viên, chị Lê Thị Nga (ở Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội), người từng vay tín dụng đen cho biết, cách đây 3 tháng do có việc gấp, chị phải vay 60 triệu đồng qua tín dụng đen, với lãi suất 5.000 đồng/triệu/ngày. Điều đặc biệt khiến chị Nga dễ rơi vào vùng nợ lãi cao này là thủ tục nhanh gọn, chưa đầy 2 tiếng đồng khi có người chạy qua nhà chị hỏi han vài câu, xem sổ đỏ, sổ hộ khẩu và yêu cầu chị đưa căn cược công dân. Ngay sau đó, 2 tiếng sau chị ra 1 hiệu cầm đồ gần đó nhận tiền rất nhanh. Nhưng sau 3 tháng, riêng tiền lãi chị phải trả tới 27.500.000 đồng, tiền gốc thì vẫn còn nguyên. Hàng tháng, chị phải dành ra một khoản tiền để trả lãi, nếu không trả đúng hẹn thì lãi lại cộng vào tiền gốc rồi lại tiếp tục bị tính lãi trên số tiền đó… Đến thời điểm hiện tại, chị vẫn chưa thể trả hết số tiền đã vay, chị Nga lo lắng, không biết đến khi nào mới có thể trả xong “món nợ” này.

Còn chị Nguyễn Thị Huệ, SN 1997 (Nông Cống, Thanh Hóa) là công nhân khu công nghiệp Nam Thăng Long kể: “Mới đây, tôi đã vay trả góp 20 triệu đồng để mua xe máy từ những tờ quảng cáo gần chỗ làm với lãi suất 6%/tháng, trễ 1 ngày phạt 500.000 đồng. Tuy nhiên, sau vài tháng kẹt tiền, trễ hạn số tiền nợ của chị đã được cộng dồn lên đến 50 triệu đồng. Không có tiền trả, nhiều lần anh nhận được tin nhắn hăm dọa, cho giang hồ “xử lý” đẹp. Quá lo sợ, chị đã phải bán xe và điện về quê cho bố mẹ cắm sổ đỏ vay ở quê gửi ra để trả nợ tín dụng đen nói trên”. 

Theo chi Nguyễn Thị Hồng, một cư dân ở khu đô Thị Nam Trung Yên (Cầu Giấy). Chị vốn Hồng làm nhân viên quán cắt tốc gối đầu ở Nguyễn Chánh nhưng do dịch bệnh nên công việc bấp bênh. Trong lúc khó khăn, cách đây 2 tháng chị Hồng được một nhóm đối tượng gạ cho bốc "bát họ" với số tiền 10 triệu đồng. Cắt lãi ngay từ đầu, chị Hồng chỉ được nhận 8 triệu đồng, mỗi ngày phải đóng từ 150 - 200 ngàn đồng cho đến khi hết nợ. Và để làm tin, chị Hồng chỉ gửi căn cước công dân, ảnh chân dung, ảnh chụp trang cá nhân trên mạng xã hội Facebook, Zalo... và được lấy tiền ngay trong vòng 30 phút đồng hồ. Đến 30 tháng 12 dương lịch 2021 vừa rồi, do không thể gom đủ tiền trả lãi và gốc cho các đối tượng bị chúng còn quay phim, chụp ảnh chị và con gái mới 7 tuổi dọa đưa lên mạng xã hội. Và do lo sợ bị đưa ảnh, thông tin lên mạng nên chị Hồng phải cắn răng trả nợ không dám tố cáo đến cơ quan chức năng.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, đó là một số trường hợp nạn nhân trong vô số người phải đi vay tín dụng đên. Thực trang trong những tháng cuối năm này, tại nhiều nơi ở vùng ở Hà Nội, nhất là khu công nghiệp, công nhân, lao động nghèo, xuất hiện nhan nhản các tờ rơi, quảng cáo cho vay tiền được được dán tại các cột điện, tường rào... với các nội dung như "cho vay tiền nhanh gọn, bảo mật", "cho vay tiền giải ngân trong ngày"... kèm theo đó là số điện thoại của người cho vay với những lời “có cánh” nên rất nhiều người sập bẫy mà không biết rằng số tiền lãi phải trả rất cao. Nhất là dịp cận Tết, nhiều người thiếu tiền, chỉ cần có chỗ cho vay nhanh, không cần thế chấp, cộng với việc thiếu am hiểu dễ rơi vào bẫy tín dụng đen như trên.

Tín dụng đen hợp thức hóa thế nào

Để hạn chế nạn tín dụng đen lợi dụng người dân cần tài chính những ngày giáp Tết nguyên đán, trao đổi với phóng viên, Luật sư Lê Hồng Hiển – Trưởng văn phòng luật Lê Hồng Hiển & Cộng sự (Đoàn luật sự Hà Nội): “Để hạn chế tín dụng đên nhắm đến người nghèo, lao động, công nhân nghèo thì bên cạnh các biện pháp mạnh từ phía ngành công an, chính quyền điều quan trọng nhất là cần nâng cao nhận thức người dân và phổ biến quy định pháp luật. Khi có các khiếu nại, tố cáo của người dân, doanh nghiệp về các vụ việc liên quan tới tín dụng đen thì các cơ quan chức năng phải vào cuộc khẩn trương để xử lý”.

Cũng theo luật sư Lê Hồng Hiển, dù tất cả các hành vi liên quan đến tín dụng đen đều vi phạm pháp luật về lãi suất áp dụng, cách thức thu hồi nợ, sử dụng hành vi bất hợp pháp để thu nợ nhưng ngay cả khi đưa ra mức xử phạt cao hơn với hoạt động tín dụng đen mà xã hội vẫn có nhu cầu thì người cho vay tín dụng đen có thể chấp nhận xử phạt để hoạt động, miễn sao họ có lãi. Vì thế, giải pháp then chốt cho việc triệt phá nạn tín dụng đen là cần có chính sách khuyến khích các ngân hàng cung cấp các gói tín dụng vi mô giúp người nghèo. Đồng thời cần phải thúc đẩy, hợp thức hóa hoạt động của các doanh nghiệp, công ty hoạt động tài chính vi mô để khu vực phi chính thức là tín dụng đen sẽ tự động thu nhỏ lại.

“Mặc dù, thời gian qua cơ quan công an Hà Nội triệt phá nhiều băng nhóm tín dụng đen. Tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động tín dụng đen tuy được kiềm chế nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều diễn biến phức tạp, liên tục thay đổi cách thức hoạt động để qua mặt cơ quan chức năng. Nhưng những ngày áp Tết là lúc các băng nhóm cho vay tín dụng đen trỗi dậy hết sức tinh vi do nhu cầu của người vay tăng lên đáng kể. Để đối phó với cơ quan công an, gần đây, các đối tượng cho vay nặng lãi thường núp bóng dưới các giao dịch dân sự. Chẳng hạn như thỏa thuận cho vay, ghi mục lãi suất hợp đồng thấp hơn lãi suất thực tế; hoặc ghi đúng theo hợp đồng song lại “đẻ” thêm giấy vay tiền viết tay, các giấy này có thể tiêu hủy hoặc thay đổi dễ dàng. Thậm chí, các đối tượng còn sử dụng hợp đồng giả cách yêu cầu bị hại viết giấy mua bán tài sản, sau đó cho người vay tiền thuê lại chính tài sản đó”, luật sư Hiển cho hay.

Cũng theo luật sư Lê Hồng hiển, đáng chú ý, trong thời gian gần đây, các đối tượng hoạt động tín dụng đen chuyển hướng lập các doanh nghiệp, công ty tài chính để núp bóng, cho vay trực tuyến, vay qua ứng dụng hoặc lập các tài khoản, hội nhóm trên mạng xã hội (Zalo, Facebook)… để len lỏi, tiếp cận, mời chào số lượng lớn người có nhu cầu vay tiền với thủ đoạn quảng cáo không cần thế chấp tài sản, chỉ cần giấy tờ tùy thân, giải ngân ngay qua tài khoản ngân hàng khiến cơ quan chức năng khó đối phó. Nên lời khuyên là người dân lao động nghèo nên tự ý thức để bảo vệ lấy mình, khi cần tài chính nên tìm nguồn vay văn minh, đúng luật.

Hoàng Phương

Tin nổi bật