Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Cảnh báo nguy cơ lây nhiễm mầm bệnh do xin sữa mẹ qua mạng

  • Thùy Dung
(DS&PL) -

Nhiều bà mẹ sau sinh gặp vấn đề về sức khoẻ dẫn đến mất sữa, không đủ sữa cho con phải dùng sữa công thức hoặc tìm tới các nhóm mạng xã hội để xin sữa. Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng, việc xin - cho sữa mẹ tràn lan trên mạng xã hội tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm bệnh cho trẻ.

Hiện nay cộng đồng mạng xuất hiện rất nhiều ý kiến trái chiều về việc xin sữa mẹ cho con uống. Đại đa số cho rằng việc này rất nhân văn và thực sự có ích cho những bà mẹ bị mất sữa sớm. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng, việc cho con uống sữa của người mẹ khác là không nên vì không thể biết được người mẹ đó có mắc bệnh gì không? 

VTC News dẫn lời TS.BS Nguyễn Trọng Hưng, Viện Dinh dưỡng quốc gia cho biết, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quý giá cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nếu người cho sữa mắc phải các bệnh nguy hiểm như HIV, viêm gan B, bệnh do siêu vi trùng thì trẻ uống sữa có nguy cơ bị lây nhiễm bệnh.

Tốt nhất nên xin sữa mẹ của người quen biết, hay biết rõ tình trạng sức khỏe, đảm bảo người đó không nhiễm các bệnh có thể lây cho trẻ qua đường sữa mẹ. Ngoài ra, chúng ta cần chú ý quá trình vắt sữa, sữa ở giai đoạn nào của bà mẹ, chế độ dinh dưỡng của bà mẹ đó, quá trình bảo quản sữa có đúng cách không.

Sữa mẹ có thể bảo quản nhiệt độ phòng hoặc tủ lạnh. Thời gian bảo quản sữa tối đa sau khi lấy ra khỏi cơ thể mẹ tùy thuộc vào nhiệt độ môi trường bảo quản. Nói chung, nhiệt độ bảo quản càng thấp, thời gian bảo quản cho phép càng dài.

Thời gian bảo quản có thể là 4 giờ nếu ở nhiệt độ 80 độ F (tương đương 27 độ C), hoặc 10 giờ nếu ở nhiệt độ 70 độ F (tương đương 21 độ C), hoặc 24 giờ nếu ở nhiệt độ 60 độ F (tương đương 16 độ C).

Nếu bảo quản trong tủ lạnh, thời gian cho phép có thể kéo dài hơn trong 5 ngày ở nhiệt độ 4 độ C (vùng ngoài ngăn đá tủ lạnh) hoặc 2 tuần nếu để trong ngăn đá tủ lạnh.

Ảnh minh họa

 

Các bà mẹ có thể làm ấm sữa bằng cách ngâm bình sữa trong một chén nước ấm, không được sử dụng nước sôi hoặc lò vi sóng. Hiện một số bệnh viện xây dựng ngân hàng sữa mẹ nhưng ngân hàng sữa này đều phải đảm bảo đủ tiêu chuẩn. Bà mẹ muốn tặng sữa cho ngân hàng cần được sàng lọc loại bỏ nguy cơ bệnh truyền nhiễm và các vấn đề khác.

Không thể phủ nhận lợi ích từ sữa mẹ, nhưng việc “xin” sữa cho con từ người khác lại là việc đáng quan tâm và thận trọng. Việc đi xin sữa từ người khác cho con bú là cực kỳ nguy hiểm bởi rất có thể trong sữa có nhiễm mầm bệnh gây hại cho trẻ. Vì khi chúng ta đi xin sữa cũng không biết về thể chất bệnh tật của người cho sữa như thế nào. Vì vậy, người cho sữa cần được kiểm tra sức khỏe kỹ lưỡng trước khi cho để tránh những bệnh tật.

Đối với những trẻ uống sữa của những sản phụ có máu nóng không vấn đề gì vì đó là do cơ địa của mỗi người sản phụ chứ sữa không có ảnh hưởng gì trẻ.

Một số bà mẹ có nhiều sữa mà cho con bú không hết, sau khi được kiểm tra bệnh tật nếu không có vấn đề gì thì cho những đứa trẻ khác đang thiếu nguồn sữa mẹ uống cũng rất tốt, đỡ lãng phí nguồn sữa mẹ quý giá. 

Một số trường hợp mẹ không thể cho con bú thì vẫn có thể cho con dùng sữa công thức, việc dùng sữa công thức đúng độ tuổi là an toàn cho trẻ. Các bà mẹ không nên vì không có sữa của mình mà tìm kiếm nguồn sữa mẹ khác từ trên mạng, các hội nhóm không rõ nguồn gốc.  

Mặc dù sữa mẹ rất tốt, nhưng chúng ta không nên bằng mọi giá phải cho con uống sữa mẹ vì đôi khi điều này gây áp lực lớn tới tinh thần người mẹ. Người mẹ phải có tinh thần thoải mái thì mới làm được nhiều điều tuyệt vời khác cho con. Nếu vì một lý do nào đó mà mẹ không có sữa cho con bú thì sữa công thức cũng là một giải pháp cần lưu tâm, theo Tiền Phong.

Thùy Dung (T/h)

Tin nổi bật