Bệnh zona thần kinh do virus varicella zoster virus (VZV) gây nên, cũng là virus gây bệnh thủy đậu.
Những người nhiễm virus thủy đậu lúc nhỏ, khi hết bệnh, virus này vẫn "ngủ lại" suốt đời trong các tế bào, hạch thần kinh dưới dạng bất hoạt.
Sau một thời gian, khi gặp điều kiện thuận lợi như hệ miễn dịch suy yếu, tinh thần chấn động, cơ thể suy nhược, mắc bệnh mãn tính... virus varicella zoster sẽ có cơ hội tái phát thành Zona.
Bệnh zona thần kinh do virus varicella zoster virus (VZV) gây nên. Ảnh minh họa
Triệu chứng bệnh Zona
Cảm giác đau buốt, rát bỏng, châm chích tại một vùng da giới hạn, không đối xứng.
Khoảng 1-3 ngày sau sẽ xuất hiện mụn nước và tập trung theo từng đám như chùm nho
Người bệnh cũng có thể biểu hiện sốt từ 38 - 39 dộ C, rối loạn bài tiết mồ hôi
Cảm giác đau buốt vẫn có thể diễn tiến và kéo dài sau khi điều trị khỏi sang thương mụn nước từ vài tháng đến vài năm
Triệu chứng bệnh Zona. Ảnh minh họa
Chia sẻ từ Bác sĩ Trần Thị Kim Ngọc trên website Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, virus gây bệnh zona sẽ nhân lên và lan truyền theo dây thần kinh, rồi bộc phát ở vùng da tương ứng với khu vực của dây thần kinh đó, gây ra các phát ban đỏ rộp và đau đớn.
Thời gian bị bệnh kéo dài từ khoảng 2 - 3 tuần. Bệnh có thể tái phát lại vào các thời điểm sau này, đối với người từng bị nhiễm VZV.
Biến chứng nguy hiểm của Zona
Tổn thương dây thần kinh ở mặt, chóng mặt
Da có thể bị sưng đỏ, cảm thấy đau khi chạm vào hoặc bị nhiễm trùng do vi khuẩn
Viêm kết mạc, viêm loét giác mạc và chạy lên mắt gây phát ban vùng mắt
Nguy hiểm hơn sẽ mù lòa nếu vị trí zona ở hốc mắt
Đau tai trong, cảm giác trên mặt tê liệt, vị giác giảm, mắt mờ, mỏi
Ảnh hưởng đến tuần hoàn máu, tổn thương phủ tạng như: não bộ, gan, phổi…
Đặc biệt, đau thần kinh sau zona là biến chứng hay gặp nhất
Biến chứng nguy hiểm của Zona. Ảnh minh họa
Bệnh zona có lây không?
Bệnh zona là bệnh truyền nhiễm có thể lây truyền từ người này sang người khác. Nếu tiếp xúc trực tiếp với mụn nước trên cơ thể người bệnh sẽ có khả năng bị lây nhiễm cao.
Đối với người chưa tiêm vacxin thủy đậu và chưa bị bệnh thủy đậu thì sẽ có nguy cơ phát bệnh này trước, sau khi lành bệnh thì có thể bị zona.
Những người đã tiêm phòng ngừa zona thì vẫn có thể bị mắc bệnh khi hệ miễn dịch bị suy giảm.
Ở trường hợp người đã bị mắc bệnh thủy đậu thì sẽ không bị nhiễm bệnh zona thần kinh từ người khác
Điều trị bệnh zona
Theo VnExpress, hiện, vẫn chưa tìm ra thuốc đặc hiệu chữa đau sau zona. Bác sĩ có thể kê thuốc chống động kinh, thuốc chống trầm cảm, thuốc giảm đau có tác dụng mạnh để làm nhẹ triệu chứng.
Mọi người còn có thể tiêm chủng vaccine thủy đậu để ngừa bệnh sau này. Do đó, ngoài tác dụng phòng bệnh, vaccine cũng giúp hạn chế các biến chứng của zona.
Cách điều trị bệnh zona. Ảnh minh họa
Hiện nay, Hệ thống tiêm chủng VNVC đang có 3 loại vaccine phòng thủy đậu, hiệu quả lên đến 89-98%, gồm: Varilrix (Bỉ) tiêm chủng cho trẻ từ 9 tháng tuổi và người lớn, vaccine Varivax (Mỹ) và Varicella (Hàn Quốc) chỉ định tiêm cho trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên và người lớn. Cả 3 loại vaccine được chứng minh an toàn, hiệu quả phòng bệnh cao cho trẻ em và người lớn.
Nguyễn Linh (T/h)