Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Cảnh báo bão bao trọn Biển Đông,TQ không thể làm thay đổi chân lý

(DS&PL) -

(ĐSPL) – Việc Trung Quốc đưa toàn bộ Biển Đông vào khu vực cảnh báo bão cũng không thể làm thay đổi chân lý rằng, Trường Sa và Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.

(ĐSPL) – Việc Trung Quốc đưa toàn bộ Biển Đông vào khu vực cảnh báo bão cũng không thể làm thay đổi chân lý rằng, Trường Sa và Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Đó là khẳng định của ông Lê Hải Bình – Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam trong buổi họp báo được tổ chức vào chiều nay (3/7).
Trong suốt cuộc họp báo, tình hình căng thẳng trên Biển Đông vẫn luôn là tâm điểm chú ý của báo giới.

Ông Lê Hải Bình - Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam.

Trả lời báo giới về việc mới đây, báo khí tượng Trung Quốc cho biết ngành dự báo thời tiết của nước này mở rộng vùng cảnh báo bão 24 giờ theo hướng Nam, theo đó, vùng này sẽ bao phủ toàn bộ Biển Đông, ông Lê Hải Bình – Người phát ngôn Bộ Ngoại giao nhấn mạnh rằng: “Việc Trung Quốc đưa toàn bộ Biển Đông vào khu vực cảnh báo bão cũng không thể làm thay đổi chân lý rằng, hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa là thuộc chủ quyền của Việt Nam”.

Đông đảo phóng viên báo chí tham dự buổi họp báo.

Dân Trí: Ý nghĩa của việc VN ký với tòa trọng tài thường trực PCA. Điều này có tác động thế nào đến vụ kiện của VN nếu có?
Ông Lê Hải Bình: Như các bạn biết, Việt Nam đang thực hiện mạnh mẽ tiến trình hội nhập quốc tế. Hiện Việt Nam đang tích cực tham gia các cơ chế quốc tế khu vực cũng như thế giới. Vì vậy, việc ký kết hợp tác vừa rồi là thực hiện chủ trương lớn của Đảng và nhà nước về hội nhập quốc tế.
Lao Động: Xin bình luận việc máy bay Mỹ xuất hiện khu vực giàn khoan và đại diện Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương 981?
Ông Lê Hải Bình: Việc máy bay Mỹ, chúng tôi đang đề nghị cơ quan chức năng Việt Nam xác minh rõ thông tin này. Việc ủng hộ của Mỹ, đến nay, cộng đồng quốc tế đều lên tiếng ủng hộ duy trì hòa bình, ổn định, yêu cầu chấm dứt căng thẳng, hành vi ngang ngược, vi phạm công ước quốc tế về Luật biển 1982.
Tuổi Trẻ: Chuyến thăm của ngoại trưởng Philippines tác động thế nào đến hoạt động đấu tranh của Việt Nam trước hành vi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép?
Như trên tôi đã nói, chuyến thăm là nhằm tiếp tục thúc đẩy các bước phát triển sau khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm Philippines tháng 5 vừa qua. Trong thời gian qua, Việt Nam vẫn tiến hành các hoạt động đối ngoại, tham gia diễn đàn quốc tế như bình thường.
Tất cả hoạt động này cho thấy thế, lực, vị thế Việt Nam trên trưởng quóc tế ngày càng gia tăng. Riêng vấn đề giàn khoan Hải Dương 981 thì hành động chính nghĩa, kiên trì giải quyết bằng biện pháp hòa bình đã được quốc tế ủng hộ.
Tuổi Trẻ: Có chuyên gia nêu: "Hành động của Trung Quốc buộc Việt Nam phải ngồi lên bàn đàm phán dù Trường Sa, Hoàng Sa là của Việt Nam". Xin ông cho biết quan điểm?
Ông Lê Hải Bình: Dù Việt Nam có chứng cứ pháp lý và lịch sử chứng minh chủ quyền không tranh cãi ở Trường Sa và Hoàng Sa, nhưng vẫn có tranh chấp giữa các bên. Để giải quyết, các bên cần ngồi vào bàn đàm phán theo luật pháp và chuẩn mực quốc tế.
Tuổi Trẻ: Đến nay hai bên Việt Nam - Trung Quốc đã có bao nhiêu lần tiếp xúc, đã có tiến triển gì chưa? Có thông tin Trung quốc đưa thêm tàu ra khu vực giàn khoan Hải Dương-981 hạ đặt, có đúng không? Xin cho biết diễn biến hiện nay tại khu vực giàn khoan này đang hoạt động?
Ông Lê Hải Bình: Cho đến nay, Việt Nam vẫn rất kiên trì đối thoại để tìm giải pháp giải quyết vấn đề. Những nỗ lực tiếp xúc, đối thoại này diễn ra ở nhiều cấp khác nhau.
Về tình hình trên thực địa, tôi cho rằng quý vị đã hiểu rõ thông qua kênh thông tin của Việt Nam và quốc tế.
Các lực lượng thực thi pháp luật của Việt Nam vẫn kiên trì đấu tranh phản đối và yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan, tàu bảo vệ, máy bay ra khỏi vùng chủ quyền của Việt Nam. Sự kiên trì này được nhiều phóng viên của Việt Nam và quốc tế đánh giá cao.
Chúng tôi một lần nữa nhấn mạnh là Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 trong vùng chủ quyền Việt Nam đã làm ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình an toàn hàng hải trong khu vực.
Phóng viên báo nước ngoài: Báo chí Nhật Bản đưa tin, ngoại trưởng Nhật Bản sắp thăm Việt Nam, xin cho biết thời điểm và nội dung chuyến thăm?
Ông Lê Hải Bình: Chuyến thăm này của ngoại trưởng Nhật Bản đang được hai bên sắp xếp vào một thời điểm thích hợp. Theo tôi được biết, chuyến thăm nhằm củng cố quan hệ, nhất là khi hai bên đã nâng tầm quan hệ từ đối tác quan hệ chiến lược lên đối tác quan hệ chiến lược sâu rộng.
Hai bên cũng sẽ trao đổi vấn đề quốc tế và khu vực mà cả hai cùng quan tâm.

Tin nổi bật